Nghiên cứu mới chỉ ra rằng bốn trong 10 trường hợp ung thư và một nửa số ca tử vong do ung thư ở người trưởng thành tại Hoa Kỳ là phòng tránh được. Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện của họ chứng tỏ nhu cầu cấp thiết về các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe phòng ngừa.
Theo Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ (American Cancer Society-ACS), khoảng 1.8 triệu ca ung thư mới được chẩn đoán ở Mỹ mỗi năm, với khoảng 600,000 ca tử vong. Ung thư ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng nguy cơ phát triển căn bệnh này của mỗi người có nguy cơ tăng lên rất nhiều do một số yếu tố môi trường và lối sống.
Giờ đây, một khám phá mới của ACS tiết lộ rằng hàng trăm nghìn trường hợp ung thư có khả năng phòng ngừa được bằng cách thay đổi các yếu tố nguy cơ có thể thay thế được này.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu mang tính đại diện trên toàn quốc để đánh giá tỷ lệ các trường hợp ung thư và tử vong do các yếu tố nguy cơ nên được từ bỏ, bao gồm hút thuốc, hút thuốc thụ động, thừa cân, uống rượu, khẩu phần ăn uống kém, không hoạt động thể chất, bức xạ tia cực tím (tia Ultraviolet – UV) và nhiễm virus được biết là gây ung thư, như (Human Papillomavirus – HPV).
Tổng cộng, kết quả của họ cho thấy rằng trong năm 2019, 713,340 trường hợp ung thư và 262,120 ca tử vong do ung thư ở người trưởng thành trên 30 tuổi ở Hoa Kỳ được cho là do các yếu tố nguy cơ thay đổi được và do đó có thể tránh được.
Hút thuốc lá cho đến nay là thủ phạm tồi tệ nhất, góp phần gây ra 56% các ca ung thư có khả năng phòng ngừa được ở nam giới và 39.9% ở phụ nữ.
Farhad Islami, giám đốc khoa học cấp cao về nghiên cứu sự khác biệt về ung thư tại hiệp hội ung thư và là tác giả chính của báo cáo, cho biết trong một tuyên bố: “Mặc dù tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm đáng kể trong vài thập niên qua, số ca tử vong do ung thư phổi do hút thuốc lá ở Hoa Kỳ vẫn đáng báo động. Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các chính sách kiểm soát thuốc lá toàn diện ở mỗi bang nhằm thúc đẩy việc cai thuốc lá, cũng như tăng cường nỗ lực tăng cường sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi, khi đó việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.”
Trọng lượng cơ thể dư thừa chiếm 7.6%, đứng sau việc hút thuốc lá, tiếp theo là tiêu thụ rượu ở mức 5.4% và bức xạ UV ở mức 4.6%.
Một số loại ung thư có nhiều khả năng được gây ra bởi các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, với 100% trường hợp ung thư cổ tử cung, 80% khối u ác tính và 99% trường hợp ung thư phổi phòng tránh được.
Ngược lại, chỉ có 4.9% trường hợp ung thư buồng trứng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ cần từ bỏ này.
Ahmedin Jemal, phó chủ tịch cấp cao về giám sát và khoa học công bằng y tế tại hiệp hội ung thư và là tác giả cấp cao của khám phá này, cho biết trong tuyên bố: “Những phát hiện cho thấy cần tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận công bằng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe dự phòng và nhận thức về các biện pháp phòng ngừa.”