Làm sao để ‘con tim sẽ vui trở lại?’

(Hình minh họa: Raychan/Unsplash)

“Bạn ổn không?” Ổn, hay không ổn, tùy người, tùy lúc. Không ổn cũng không sao, nhưng nếu “giải vờ không ổn” là… “tới công chiện rồi!”

Vậy cho nên, nếu ai hỏi có ổn không, lúc đó bạn thật sự ổn thì quá tuyệt vời, còn “không ổn” thì chớ có giả vờ, mà hãy áp dụng mẹo cho nhiều tình huống khác nhau dưới đây.

Nếu một người bạn hoặc thành viên gia đình hỏi thăm, nhưng bạn cảm thấy quá khó để thổ lộ, mà người đó thực sự muốn câu trả lời từ bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể cảm ơn họ vì đã hỏi thăm, nhưng hãy thành thật và ngắn gọn nói rõ rằng bạn không muốn nói chuyện. Đại loại như:

-Mình không ổn lắm, nhưng giờ không phải là lúc để nói a, lúc khác nhé!
-Cảm ơn vì đã hỏi thăm. Mọi thứ bây giờ đang khó khăn, nhưng mình không muốn đề cập đến lúc này.
-Mình biết bạn quan tâm, nhưng thiệt sự là mình không muốn nói chuyện đó vào lúc này.

Bạn cũng có thể chuyển hướng cuộc trò chuyện để tập trung vào họ thay vì bạn:

-Mình không ok lắm đâu, nhưng muốn nghe về chuyện của bạn hơn. Chuyện mình để sau đi.
-Mình sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn kể chuyện của bạn cho mình nghe.

Những người bạn thân và người thân yêu của bạn sẽ tôn trọng ranh giới của bạn và cho bạn không gian bạn cần, mà không ép buộc bạn phải tuôn ra hết, chuyện mà bạn không muốn đề cập.

Có thể gần đây bạn cảm thấy tồi tệ nhưng không biết cách nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình. Trong trường hợp đó, một câu hỏi đơn giản “Bạn khỏe không?” có thể mở ra cánh cửa cho một cuộc trò chuyện mà bạn cảm thấy đã sẵn sàng. Hãy thừa nhận cảm xúc của bạn và hỏi xem bạn có thể chia sẻ những gì đang xảy ra với mình không. Rất có thể người thân của bạn sẽ muốn biết.

Bạn có thể nói điều gì đó như:

-Cảm ơn vì đã hỏi. Thực ra gần đây mình đang… rối não lắm, mình kể cho bạn nghe được không?
-Mọi thứ giờ cứ như cái búi chùi xoong. Muốn không, tớ kể cho mà nghe.

Bạn bè và gia đình sẽ ở bên bạn khi bạn cần, cũng giống như bạn sẽ ở bên họ. Đừng ngại thể hiện sự yếu đuối của mình và cho phép người thân yêu đưa một bờ vai cần thiết để dựa vào.

Đôi khi, bạn cảm thấy nói dối quá khó hoặc không chân thành, nhưng bạn không muốn, hoặc không thể thổ lộ với người này. Hãy thử một chút hài hước. Theo cách đó, bạn có thể thừa nhận cảm xúc của mình mà không cần phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào hoặc tỏ ra thô lỗ.

Bạn có thể nói điều gì đó như:
-À, không ổn lắm. Đời không như là mơ!
-Cũng “on, off” thôi bạn ơi! “C’est la vie” mà!

Một lựa chọn khác là nhanh chóng thừa nhận cảm xúc của mình, nhưng sau đó đổi hướng. Sau đây là một số ví dụ lấy cảm hứng từ quán cà phê:

-Mình không ổn lắm đâu, nhưng bạn thế nào? Dạo này có bận lắm không? Kể nghe đi.
-Ối giời, oải lắm luôn ấy, nhưng bạn mà nghe chắc cũng bị oải lây đó, thôi kể chuyện bạn cho mình nghe, hy vọng mình sẽ khá hơn.

Cuối cùng, bạn vẫn làm gì đó, nếu mình “không ổn.”

Nếu bạn đang trải qua thời điểm khó khăn, bạn không cần phải chịu đựng một mình. Có một hệ thống hỗ trợ là điều quan trọng, nếu có thể, hãy nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình về cảm giác của bạn. Họ có thể đưa ra những gợi ý về cách đối phó hoặc có thể lập kế hoạch cùng bạn để bạn quên đi những rắc rối của mình.

Nếu mọi thứ thực sự khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, hãy cân nhắc đến việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn hiểu cảm giác, xác định các tác nhân và tình huống, từ đó giúp bạn tìm ra được lối thoát hoặc giải pháp để “con tim sẽ vui trở lại.”

(theo Verywell Mind)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: