Hạnh phúc trong tầm tay, từ những thói quen đơn giản

(Hình minh họa: Seth Doyle’s profile/Unsplash)

Neil Pasricha là một chuyên gia hàng đầu về lối sống có chủ đích. Ông là tác giả bán chạy nhất của tờ New York Times với 10 cuốn sách và tạp chí, bao gồm ”The Happiness Equation” và ”Two Minute Evenings.”

Pasricha cũng là người dẫn chương trình podcast từng đoạt giải thưởng “3 Books” và là diễn giả tại TED Talks và SXSW.

Pasricha chia sẻ từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã hay cảm thấy lo lắng, chưa bao giờ dám mơ ước đến sự nghiệp, nhưng cho đến thời điểm này, ông viết được 10 cuốn sách và tạp chí về hạnh phúc, lòng biết ơn, thói quen và khả năng phục hồi. “Mục tiêu của tôi là giúp những người khác đang vật lộn với những vòng xoáy tiêu cực đó, loại bỏ tiếng ồn và giúp mọi người phát triển tư duy tích cực, kiên cường hơn,” ông nói.

Pasricha có một hệ thống đơn giản, khoa học, kéo dài hai phút giúp bản thân đi đúng hướng bất cứ khi nào mà ông cảm thấy lo lắng.

Thực hành này được gọi là “Rose, Rose, Thorn, Bud.” Đây là bài tập làm một mình, hoặc với bạn bè và gia đình, để cảm thấy hạnh phúc và bình yên hơn mỗi ngày.

Đây là cách để thực hiện:

1.Nêu bật những niềm vui nhỏ

Pasricha bắt đầu bằng cách viết ra “Rose” (Hoa hồng) đầu tiên của mình. Đó là điều mà bạn biết ơn trong ngày, dù đơn thuần đến đâu. Ví dụ như việc nhận được một bó hoa từ người yêu sau một ngày làm việc nặng nhọc, hoặc một khoảnh khắc yên tĩnh khi con cái đã chìm vào giấc ngủ.

“Rose” thứ hai mà ông muốn đề cập là một thắng lợi nhỏ hoặc niềm vui nhỏ khác trong ngày, chẳng hạn như cảm giác mát lạnh và sảng khoái khi tắm vào cuối buổi tập thể thao, hoặc khi bài hát yêu thích của bạn vang lên trong nhà hàng.

Khoa học chứng minh rằng việc thừa nhận những “Rose” này có lợi cho sức khỏe tổng thể của mỗi người.

Năm 2003, các nhà tâm lý học Robert Emmons và Michael McCullough đã công bố một nghiên cứu cơ bản có tên là “Đếm phúc lành so với gánh nặng.” Trong nghiên cứu của mình, họ phát hiện ra rằng sau khoảng thời gian 10 tuần, các nhóm thử nghiệm viết ra những “lời biết ơn” không chỉ hạnh phúc hơn mà còn khỏe mạnh hơn về mặt thể chất, so với những học sinh viết ra các “rắc rối” hoặc “sự kiện.”

2.Suy ngẫm về những thời điểm khó khăn

Tiếp theo là về những “Thorn” (Chông gai) trong cuộc sống: Những điều gì không diễn ra tốt đẹp, khoảnh khắc đau khổ hoặc phần khó khăn nhất trong ngày. Chẳng hạn như mua nhầm dây kết nối không hợp với điện thoại của mình, wifi trong nhà quá yếu hoặc máy tính xách tay hoạt động quá chậm.

Ai nấy cũng đều cần không gian để trút giận, suy ngẫm, được lắng nghe và vượt qua cảm xúc.

Những “Thorn” là có lợi cho chúng ta theo một số cách. Hãy nghĩ về việc chia sẻ “Thorn” như một cách giúp làm rõ và cuối cùng là buông bỏ những gì thách thức bản thân.

Viết về những trải nghiệm cảm xúc, bao gồm cả những trải nghiệm tiêu cực, sẽ cải thiện sức khỏe và giảm thiểu căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy khi một người đang phải đối phó với các nỗi đau về mặt tinh thần, thì việc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực đó là có ích cho quá trình chữa lành.

3.Xác định được điều gì để mong đợi

Cuối cùng, một “Bud” (Nụ): điều gì đó để mong đợi và mang lại cảm giác phấn khích. Có thể là tối nay, cuối tuần này hoặc thậm chí là vài chục năm nữa!

Một vài ví dụ như nghe được một bài hát hay, được ăn thả cửa các món ăn yêu thích hoặc mua được những chiếc áo mới.

Một nghiên cứu được giới thiệu vào năm 2005 của các nhà tâm lý học Sonja Lyubormirsky, Kennon Sheldon và David Schkade có tên “Pursuing Happiness” phát hiện ra rằng việc đặt ra và dự đoán các mục tiêu và sự kiện khiến con người yêu đời hơn.

Pasricha nhận xét: “Tôi thấy việc thực hiện thói quen này mỗi ngày giống như lau đi những vết nhơ trong tâm trí mình. Đó là thói quen giúp tôi kết nối, chia sẻ và suy ngẫm. Kể từ khi bắt đầu thực hiện, tôi cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều. Tôi hy vọng phương pháp này cũng có tác dụng tương tự với bạn đọc.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: