Cách góp ý sai lầm không gây hiềm khích

Góp ý thế nào để không gây hiềm khích? (Hình minh họa: Sebastian Herrmann/Unsplash)

Một trong những thách thức lớn nhất đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào là tìm ra cách để mọi người chịu trách nhiệm về những sai lầm của họ mà không gây ra hiềm khích.

Trong những tình huống này, đổ lỗi luôn là một chiến lược sai lầm, theo chuyên gia lãnh đạo và tác giả sách bán chạy – Michael Timms. Bí quyết để chỉ ra hiệu suất kém trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tích cực với nhân viên là hãy thừa nhận những sai lầm của chính mình để truyền cảm hứng cho những người khác làm như vậy. Timms chia sẻ trong một bài nói chuyện TED.

Đó là chiến lược “mô hình trách nhiệm giải trình.”

Timms, người sáng lập công ty tư vấn quản lý Avail Leadership, lưu ý rằng ông và những nhà lãnh đạo khác thường rơi vào cùng một cái bẫy: “Đổ lỗi cho người khác về một vấn đề mà không xem xét vai trò của mình trong đó. Đây là điều tôi dạy các nhóm quản lý: Một người không thể truyền cảm hứng cho người khác chịu trách nhiệm giải trình cho đến khi chính họ làm gương.”

Ông đưa ra ví dụ từ một công ty xây dựng mà ông từng tư vấn, nơi các cuộc họp nhóm thường trở thành một loạt các lời buộc tội, khi lỗi lầm lan truyền mà không có giải pháp khả thi nào được đưa ra. Điều này thường dẫn đến sự mất lòng tin giữa các đồng nghiệp trong khi lỗi lầm vẫn tiếp tục lặp lại.

Làm theo lời khuyên của Timms, tổng giám đốc bắt đầu cuộc họp tiếp theo của họ bằng cách tự chịu trách nhiệm về những đóng góp của mình vào các vấn đề, điều này đã truyền cảm hứng cho những người lao động khác tham gia và thừa nhận lỗi sai của chính họ.

Timms kể lại: “Bầu không khí trong cuộc họp đó đã thay đổi ngay lập tức. Trước khi những người khác cho phép chúng tôi bắt họ chịu trách nhiệm, trước tiên họ phải thấy chúng tôi tự chịu trách nhiệm.”

Timms chia sẻ một ví dụ từ chính gia đình mình. Ba cô con gái của ông đã không sẵn sàng rời khỏi nhà kịp để tham dự một sự kiện quan trọng, mặc dù Timms và vợ ông cằn nhằn tụi nhỏ rất lâu trước khi đến giờ phải đi. Timms đã mất bình tĩnh.

Sau đó, ông dừng lại và thay vì khiển trách các con, ông nhận ra rằng mình nên tự chịu trách nhiệm về những đóng góp của bản thân vào vấn đề và đưa ra một số giải pháp.m“Tôi đặt những chiếc đồng hồ lớn ở khắp mọi nơi và dán lịch trình ở một khu vực chung,” ông cho biết. “Bạn biết gì không? Điều này mang lại hiệu quả. Bây giờ gia đình tôi tuy vẫn không ra khỏi cửa đúng giờ, nhưng tốt hơn nhiều so với trước đây.

Áp dụng ba thói quen đơn giản và mạnh mẽ

Timms khuyên mọi người nên áp dụng ba thói quen đơn giản nhưng mạnh mẽ, để giúp cải thiện hiệu suất của người khác mà không khiến họ chống lại bạn:

Thói quen thứ nhất: Không đổ lỗi. Sau đó: Nhìn vào gương. Cuối cùng: Thiết lập giải pháp.

Theo Timms, việc đưa những thói quen này vào thực tế có tác dụng gần như kỳ diệu đối với hành vi của người khác. Bạn sẽ có kết quả tốt hơn, nhưng điều này không chỉ dành cho các giám đốc điều hành và quản lý. Tất cả chúng ta đều đang cố gắng giúp người khác trở nên tốt hơn, phải không? Với tư cách là cha mẹ, đồng nghiệp hoặc tình nguyện viên.

Đây là bài học quan trọng dành cho các nhà lãnh đạo muốn truyền cảm hứng cho nhân viên có hiệu suất tốt hơn mà không gây tổn hại lâu dài đến tinh thần. Khi các nhà lãnh đạo tập trung quá nhiều vào việc đổ lỗi, điều đó sẽ “dập tan trách nhiệm giải trình” và tạo ra bầu không khí độc hại, nơi các lời buộc tội bay qua bay lại trong khi các vấn đề gốc rễ thường bị bỏ qua.

Trong các nền văn hóa đổ lỗi, nhiều người che giấu vấn đề hoặc đổ thừa cho người khác. Sẽ không ai chịu trách nhiệm giải trình nếu họ nghĩ rằng họ sẽ bị đổ thừa vì đã làm như vậy. Việc gán lỗi sẽ phá hủy tinh thần đồng đội, giải quyết vấn đề, học tập và khơi gợi sáng kiến.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: