Chó sủa mặc chó

Việc chính phủ Mỹ bất ngờ tịch thu chuyên cơ của Maduro đã làm dấy lên những lời phản đối từ ông này cũng như từ Moscow.

Maduro và Moscow gọi hành động này của Mỹ là “ăn cướp.” Về phần mình, Mỹ tuyên bố rằng “không ai đứng trên luật pháp, không ai nằm ngoài tầm với của các lệnh trừng phạt.” Chiếc chuyên cơ Dassault Falcon 900 EX vừa bị tịch thu được Mỹ xem như “Air Force One” của Venezuela, được Maduro sử dụng cho các chuyến công du. Mỹ cho rằng máy bay này vốn được Maduro mua bất hợp pháp thông qua một công ty bình phong và được tuồn lậu ra khỏi Mỹ.

Trong một diễn biến khác, tòa án của Maduro vừa ban hành lệnh bắt giữ đối với ứng cử viên của phe đối lập Edmundo Gonzalez, người mà Mỹ xem là người thực sự đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua ở Venezuela, chứ không phải Nicolas Maduro.

Vấn đề đặt ra là bấy lâu nay, Washington đã áp đặt rất nhiều lệnh trừng phạt nhắm vào chính quyền của Maduro. Thế nhưng cho tới nay, các lệnh trừng phạt đó vẫn chưa mang lại kết quả như Washington và những người yêu dân chủ mong đợi. Maduro vẫn còn ngồi trên đầu, trên cổ người dân Venezuela. Người dân Venezuela vẫn phải tiếp tục sống dưới ách độc tài. Các lệnh trừng phạt của Washington vẫn chưa giúp cho người dân khốn khổ Venezuela thoát khỏi cảnh lầm than, khiến hàng vạn, hàng vạn người dân nước này phải bỏ nước ra đi.

Nhiều nhà quan sát xem cuộc bầu cử tổng thống vừa qua ở Venezuela là trò nhạo báng của Maduro đối với nền dân chủ. Thế nhưng phản ứng của Washington là đáng thất vọng. Cho tới nay, phản ứng của chính phủ Mỹ đối với trò hề bầu cử của Maduro chỉ là “quan ngại,” “cực lực phản đối”…, khiến nhiều người phải nhún vai: “Chỉ quan ngại và cực lực phản đối thôi sao?”

“Mỹ nên làm cái gì đó tích cực hơn, mạnh mẽ hơn thay vì chỉ dừng ở mức quan ngại và phản đối bằng cái miệng,” đó là suy nghĩ của những ai ủng hộ nền dân chủ cho Venezuela. Nói thẳng ra, họ muốn Washington thực hiện một chiến dịch quân sự vào Venezuela để lật đổ nhà độc tài Maduro. Các lệnh trừng phạt không mang lại hiệu quả thì phải dùng tới biện pháp quân sự. Ngồi một chỗ mà phản đối thì chẳng đi tới đâu. Chiến dịch quân sự này của Washington, nếu diễn ra, sẽ khác xa cái “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga nhằm vào Ukraine.

Nếu cái chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chỉ nhằm ăn cướp đất đai của Ukraine thì chiến dịch quân sự của Mỹ lại vì một mục đích cao đẹp, đó là lật đổ bọn độc tài, mang lại hạnh phúc cho người dân Venezuela. Một khi độc tài bị lật đổ ở Venezuela, người dân nước này sẽ được sống trong tự do, no ấm  dưới một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân.

Nhất thời chiến dịch quân sự này của Mỹ sẽ vấp phải những tiếng la ó của những kẻ chống lưng cho chế độ Maduro.

Nhưng chó sủa mặc chó, những tiếng la ó giả dối sẽ nhanh chóng tắt lịm trước việc người dân Venezuela hoan hỉ chào đón những người lính Mỹ như chào đón những người tới giải phóng họ khỏi ách độc tài. Những người lính Mỹ này sẽ nhanh chóng về nước sau khi đã đưa Venezuela vào quỹ đạo của nền dân chủ. Nếu Mỹ thực sự là nước yêu dân chủ thì phải giúp đưa dân chủ đến những quốc gia đang sống dưới ách độc tài như Venezuela.

Những người yêu tự do, yêu công lý trên thế giới hẳn đang rất mong chờ một chiến dịch quân sự quyết liệt của Mỹ nhằm vào Venezuela. Một khi cấm vận không mang lại hiệu quả thì hành động phải lên tiếng. Và hành động ở đây chính là hành động quân sự. Nói suông mãi chẳng ích gì mà còn có thể bị xem thường.

Với Venezuela, loại bỏ chế độ độc tài mới là vấn đề. Còn nếu chỉ tịch thu chiếc chuyên cơ của Maduro thì chẳng đi tới đâu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: