Nước lá tía tô rất tốt chỉ khi uống đúng cách

Lá tía tô. (Hình minh họa: ludvighedenborg/Pexels)

Lá tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens. Lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu với các thành phần chính như aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,…

Đây không chỉ là loại rau ăn sống, mà còn là vị thuốc, tính ôn, vị cay, có những tác dụng trị hen suyễn. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology cho thấy tía tô có ảnh hưởng nhất định lên bệnh hen suyễn, giúp tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ điều trị hen.

Tía tô còn có thể chống viêm và dị ứng. Các thành phần hóa học chứa trong tía tô như gồm Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha – lineolic, Perilla, Luteolin có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin và giảm Cytokine, hạn chế xảy ra vấn đề viêm và dị ứng ở cơ thể.

Hoạt chất Tanin và Glucosid chiết xuất từ tía tô còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét. Đồng thời, chúng còn giúp trung hòa, giảm acid trong dạ dày. Chất chống oxy hóa Aldehyde trong tía tô có tác dụng ngăn chặn gốc tự do hình thành và gây tổn thương đến các tế bào và DNA.

Lá tía tô giàu hàm lượng chất chống oxy hóa và acid béo không bão hòa omega – 3 có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Nếu bạn bị đau, viêm xương khớp, các hoạt chất tồn tại trong tinh dầu tía tô có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng viêm phát triển ở khớp, giúp điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.

Nghiên cứu của trung tâm t tế đại học Maryland University chỉ ra, hoạt chất apigenin, acid caffeic và acid rosmarinic chiết xuất từ tía tô giúp phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm; có tác dụng kích thích nâng cao tinh thần, giúp đầu óc tỉnh táo, tâm trạng thoải mái và giảm stress.

Một vài nghiên cứu đã phát hiên hoạt chất chứa trong tía tô có tác dụng ức chế sự tổng hợp melatonin và tyrosinase ở chuột, giúp làm sáng da.

Tác dụng lá tía tô thật tuyệt vời, vấn đề là cách sử dụng tía tô, liều lượng, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ bệnh, loại bệnh,…

Đối với thai phụ, lá tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, liên tục trong khoảng thời gian có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Đối với người bị cảm nóng, hay ra mồ hôi: Tốt nhất nên thận trọng khi dùng lá tía tô chữa bệnh, vì lá có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Đối với người có tiền sử dị ứng, nên hạn chế dùng lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng lá tía tô, ăn sống hoặc luộc sơ uống nước, với liều lượng ít, đừng nên lạm dụng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: