(Hình minh họa: Jonathan Meyer/Pexels)

1.

Bà Harris ủng hộ Ukraine, phản đối đổi đất lấy hòa bình.

Gặp Tổng Thống Zelensky ở Washington, Phó Tổng Thống Kamala Harris tuyên bố việc đề nghị Ukraine chấp nhận mất đất cho Nga cũng như không được gia nhập NATO để đổi lấy hòa bình không phải là một đề xuất hòa bình, mà là đề xuất đầu hàng. Khi nói như thế, hẳn bà Harris có ý công kích ông Trump, vốn là tác giả của đề xuất đó.

Có thể xem lời tuyên bố của bà Harris là một sự tái khẳng định mạnh mẽ của Washington rằng Mỹ quyết hỗ trợ Ukraine đến cùng trong công cuộc chiến đấu của nước này chống lại xâm lược Nga.

Về phần mình, thẳng thừng hơn bao giờ hết, và cũng có thể nói là trắng trợn hơn bao giờ hết, ông Trump cho rằng nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Biden đang phung phí hàng tỷ đôla cho ông Zelensky, người mà ông Trump gay gắt chỉ trích rằng cứ khăng khăng từ chối thỏa thuận với Nga. Theo ông Trump, “bất kỳ thỏa thuận nào, dù là thỏa thuận tồi tệ nhất, cũng tốt hơn những gì chúng ta đang có lúc này.”

Khi buông những lời như thế, dường như ông Trump quên rằng cha ông của người Mỹ hôm nay đã từng chấp nhận hy sinh xương máu để chống lại thực dân Anh vì nền độc lập của đất nước. Ông Trump phải hiểu rằng khi xem ông Zelensky là kẻ làm hao tốn tiền bạc của nước Mỹ, thì ông đã chửi vào mặt anh hùng dân tộc George Washington,  người đã lãnh đạo nhân dân Mỹ chống lại sự áp bức của người Anh.

Hay là ông Trump không xem mình là người Mỹ thực sự? Nếu quả thế thì ông nên dừng cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc ngay từ bây giờ. Nước Mỹ không cần một tổng thống như ông.

2.

Tỷ phú công nghệ Elon Musk thắc mắc tại sao NATO vẫn tồn tại, thậm chí còn tiếp tục mở rộng dù đối thủ chính là khối Hiệp ước Warsaw đã giải thể.

Không rõ khi thắc mắc như thế, Elon Musk thực sự không hiểu, hay chỉ giả vờ ngây ngô. Nhà tỷ phú này cần hiểu rằng NATO được thành lập là nhằm đối phó với Liên Xô và khối Warsaw do Liên Xô đứng đầu. Sau khi Liên Xô và khối Warsaw tan rã thì vẫn còn đó một nước Nga. Nước Nga này ngày càng trở nên mối đe dọa với các nước khác từ khi nó nằm dưới sự cai trị của một kẻ độc tài là Putin. Ông ta luôn nuôi trong đầu cái ý nghĩ thôn tính lãnh thổ của các quốc gia khác. Ukraine là một ví dụ. Việc NATO không chỉ tồn tại mà còn mở rộng, xuất phát từ mối đe dọa của chủ nghĩa bá quyền mà Putin và các đồng chí của ông ta đang theo đuổi.

Thay vì thắc mắc về sự tồn tại của NATO, Elon Musk nên thắc mắc tại sao ngày càng có nhiều người ghét ông ta.

3.

Tân Thủ Tướng Nhật Shigeru Ishiba là một trong những người đề xuất ý tưởng “NATO Châu Á”.

Ông Ishiba kêu gọi Nhật, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực, cần phải đi đầu trong việc thành lập một phiên bản NATO của Châu Á. Một liên minh như thế là nhằm chống lại các mối đe dọa tiềm tàng, mà có thể hiểu là xuất phát từ sự bành trướng của Trung Quốc.

Ý tưởng này bị ông Daniel Kritenbrink, trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, phản bác vì cho là không cần thiết. Bởi ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương hiện đã có các liên minh như AUKUS và QUAD.

Ra đời năm 2021 và là viết tắt của Australia, United Kingdom, United States, AUKUS là liên minh quân sự giữa Úc, Mỹ, Anh và được xem là bức tường thành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Còn QUAD, ra đời năm 2007, còn được gọi là “Bộ Tứ Kim Cương” gồm Mỹ, Úc, Nhật, Ấn, là một liên minh cam kết hợp tác để bảo đảm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do. Trung Quốc xem QUAD là công cụ kiềm chế Bắc Kinh.

Mặc dù vậy, ông Ishiba vẫn theo đuổi ý tưởng của mình, cho rằng sự suy giảm sức mạnh của Mỹ đang khiến việc hình thành một tổ chức hiệp ước ở Châu Á trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Không rõ ông Ishiba có thành công trong việc thành lập một NATO Châu Á hay không. Nhưng thiết nghĩ sự ra đời của một liên minh quân sự mới như thế là không thừa. Và Trung Quốc hẳn sẽ là nước phản đối mạnh mẽ liên minh đó như đã từng phản đối AUKUS hay QUAD.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: