Chết vì buồn, có không?

(Hình minh họa: engin akyurt/Unsplash)

Có đấy! Nghe như trong phim tình cảm, nhưng nhiều người có nguy cơ tử vong vì tim đập quá nhanh khi phải trải qua một tình huống đau buồn.

Bác sĩ tim mạch Sian Harding chia sẻ với Newsweek một cách khoa học đằng sau cái gọi là “hội chứng tim đập nhanh” và những gì mọi người cần làm để tự bảo vệ mình trong thời điểm buồn bã.

Harding, giáo sư danh dự về Dược Lý Tim Mạch tại Imperial College London, cho biết: “Theo thống kê, nếu vợ/chồng của một người qua đời, họ có nhiều khả năng ‘đi theo’ trong cùng năm đó, đặc biệt là khi gần đến ngày mất. ‘Hội chứng tim đập nhanh’ có hai biểu hiện của tình trạng này và cả hai đều liên quan đến adrenaline.”

Adrenaline là hoormon được phóng thích để chuẩn bị cho mỗi người đối mặt với những tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm bằng cách kích hoạt một loạt các phản ứng sinh lý, bao gồm nhịp tim tăng nhanh và huyết áp cao.

“Điều xảy ra khi ai đó mất đi người thân. Khi ấy, adrenaline của họ tăng vọt rất nhanh và làm rối loạn nhịp tim tự nhiên,” Harding giải thích. “Tim trở nên quá kích thích và bắt đầu đập rất, rất nhanh – nhanh đến mức mất nhịp, mất đi sự phối hợp, và gây ra sự rối loạn. Kết quả là cơ thể không bơm được máu ra ngoài, phản ứng này có nguy cơ gây tử vong.

Harding nói thêm, tình huống này không chỉ xảy ra khi ai đó mất người thân. Một số ví dụ về thể thao cũng gây ra điều này, như những vận động viên đột tử trên sân cỏ, và thậm chí là những người đang xem các trận đấu.

Tuy nhiên, ngoài phản ứng chung này đối với mức adrenaline cao, việc mất đi người thân cũng gây nên đến tình trạng suy yếu đột ngột một phần cơ tim. “Hội chứng tim đập nhanh” còn được gọi là bệnh cơ tim takotsubo – thường bị nhầm lẫn với cơn đau tim. Tuy nhiên, khi theo dõi kỹ, tình trạng này khá khác biệt.

Harding giải thích: “’Hội chứng tim đập nhanh’ chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mãn kinh và hầu như không biết mình mắc bệnh này. Phụ nữ, nhất là những người mới mất người thân, đến bệnh viện và nghĩ rằng họ bị đau tim, vì có các triệu chứng của đau tim. Tuy nhiên khi chụp tim, họ không bị tắc nghẽn mạch máu như dự kiến ở một cơn đau tim. Thay vào đó, họ có hiện tượng rất kỳ lạ này, một phần của tim thực sự đập rất mạnh, nhưng phần dưới của tim gần như bị tê liệt. Và vì bệnh nhân phải có hình ảnh chụp khá tinh vi để thấy được điều đó, nên rất ít người biết rằng họ từng mắc phải tình trạng này.”

Harding nói thêm rằng tình trạng này chiếm khoảng 3% những người đến bệnh viện vì nghĩ rằng họ bị đau tim. “Khoảng 5% số người tử vong vì tình trạng này, nhưng chúng tôi kết luận rằng tình trạng này làm tê liệt tim để ngăn tim bị loạn nhịp, vì vậy theo một số cách, nó có tác dụng bảo vệ một phần chống lại các tình trạng tim có nguy cơ tử vong cao hơn.”

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến những người mới mất người thân, mà còn vơi người sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên hoặc căng thẳng về thể chất như co giật.

Theo Harding, vấn đề với tình trạng mất người thân, tất nhiên, không ai có thể lên kế hoạch cho điều đó, nhưng ít nhất họ nhận thức được. Với takotsubo, mọi người sẽ chỉ cảm thấy ốm, không khỏe, mệt mỏi yếu ớt, nhưng bạn nghĩ rằng cơ thể mình chỉ đang phản ứng với việc người thân của mình vừa qua đời. Phải biết rằng trong một sự kiện nào đó, như trong một buổi tang lễ, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu gặp phải những triệu chứng này.

Những người mắc bệnh tim tiềm ẩn cũng sẽ dễ bị takotsubo hơn sau những sự kiện căng thẳng hoặc đau buồn. “Điều này xảy ra với những người khỏe mạnh, nhưng nếu một ai mắc một số bệnh như huyết áp cao hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thì người này dễ bị hơn.

Tuy nhiên, những tình trạng tim này thường vô hình. Theo Harding, khoảng một trong 250 người có một số loại đột biến tim, thường vì họ không biết cho đến khi gặp phải một tình huống khó khăn nào đó.

Mặc dù vậy, vẫn có những thay đổi nhỏ trong lối sống mà bạn cần thực hiện để tối ưu hóa sức khỏe tim mạch của mình và giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này sau khi mất đi người thân yêu hoặc những sự kiện căng thẳng tương tự. Ví dụ như:

Vận động cơ thể: Tập thể dục hằng ngày, dù trong khoảng thời gian ngắn hay dài.
Giảm căng thẳng: Cho dù trong công việc hay cuộc sống gia đình, nhớ học cách kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn để luôn được trang bị mọi kỹ năng cần thiết khi bạn đang trong giai đoạn khủng hoảng. Lo lắng liên tục cũng gây hại cho tim.

Ăn uống lành mạnh: Giảm lượng muối nạp vào và ăn nhiều loại trái cây và rau quả.
Nói chuyện với người khác: Các tương tác xã hội được chứng minh là tốt cho sức khỏe tổng thể và việc xây dựng một nhóm hỗ trợ xung quanh sẽ giúp bạn vượt qua mọi giai đoạn buồn bã.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: