Khi Bộ Giáo dục CSVN muốn miễn học phí riêng cho con nhà giáo

Trong khi vô số trẻ em ở Việt Nam nghèo khó và vật lộn với bất công học phí, thì ông Bộ trưởng Giáo dục là muốn ưu tiên riêng cho con em ngành của mình (Ảnh: Vnexpress)

LTS: Mới đây ông Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Kim sơn đã đứng trước quốc hội đề xuất là ngân sách nhà nước chi mỗi năm khoảng 9200 tỷ để miễn giảm toàn bộ học phí cho các con em của ngành nhà giáo, từ mầm non đến đại học. Nói thay cho ông Bộ trưởng, Ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ giáo dục (Bộ GD-ĐT) nói đề xuất miễn học phí cho con giáo viên được đưa ra nhằm xây dựng chính sách giúp nhà giáo có đời sống ổn định, yên tâm công tác, gắn bó với ngành và thu hút người giỏi trở thành nhà giáo.

Lập tức đề xuất này đã gây tranh cãi ồn ào trong xã hội, vì bởi vỏ bọc của sự ưu tiên mà ngành giáo dục đưa ra thực sự đó là đặc quyền đặc lợi. Nhiều người bình luận rằng ngành nào cũng cố giành lấy đặc quyền đặc lợi của mình, thì liệu sau thành công của một ngành giáo dục, ngành điện có đề xuất miễn phí tiền điện cho các gia đình của những người làm trong ngành điện hay không? Hay ngành bảo hiểm được đề xuất là con cái của những người làm trong ngành này sẽ được miễn toàn bộ tiền bảo hiểm?

Dưới đây là một vài ý kiến trình bày về sự lạm dụng mà Bộ Giáo dục CSVN đang đề xuất trong vỏ bọc ‘nhân đạo’ và ‘quan tâm’ đến người làm nghề giáo dục.

 

Lê Học Lãnh Vân: Về đề xuất của Bộ Giáo dục Đào tạo miễn học phí từ mầm non tới đại học cho con cái nhà giáo

Đề xuất ấy được bộ trưởng bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình trước Quốc Hội ngày 08 Tháng Mười 2024 (báo Thanh Niên, ngày 08 Tháng Mười 2024).

Bài viết này không bàn về các điều kiện tài chánh thực thi đề xuất. Chỉ xin nêu lên những điều dưới đây:

Chắc chắn rằng một trách nhiệm rất quan trọng của Bộ Giáo dục – Đào tạo là xây dựng môi trường đào tạo mà tất cả người dân phải có điều kiện tiếp cận bình đẳng. Trách nhiệm này được tiến hành tới đâu?

Chắn chắn rằng Bộ Giáo dục – Đào tạo phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống đào tạo miễn phí, miễn bất kỳ hình thức phí nào, cho học sinh cấp một, cấp hai! Trách nhiệm này tiến hành tới đâu?

Chắc chắn rằng môi trường đào tạo khai phóng cùng các tiêu chuẩn chính đáng và trong sạch xét tốt nghiệp các cấp phải là một giá trị cốt lõi rất quan trọng của ngành Giáo dục – Đào tạo.

Sự việc cấp bằng Tiến sĩ cho ông Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang, gây một câu hỏi nhức nhối và khinh bỉ từ cộng đồng về đạo đức thi cử, về đức liêm chính của hệ thống thi cử nói riêng và giáo dục nói chung.

Dân chúng chờ sự lên tiếng của người có trách nhiệm cao nhất của Bộ. Sự lên tiếng ấy phải là trách nhiệm của Bộ trước một sự việc xâm phạm quá mạnh tới giá trị cốt lõi của ngành!

Triệu cặp mắt, cặp tai mong chờ người lãnh đạo ngành Giáo dục lên tiếng…

Và mấy ngày qua, hình của ông bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo xuất hiện trên báo nhưng không phải lên tiếng về các đề tài đang được xã hội mong đợi nghe, mà để đòi miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con nhà giáo!

Quan sát các việc xảy ra, bài viết này không còn biết đâu là giá trị cao quý của ngành Giáo dục! Đâu là trách nhiệm chính của Bộ Giáo dục? Có khi nào bậc thang giá trị bị chổng ngược đầu?

Ở trên là tấm hình đính kèm của ông bộ trưởng được trích từ tờ Thanh Niên nêu trên!

(FB) – Người Việt Nam vẫn đang khốn khó lo tiền học hành trong một quốc gia và chính quyền đã thề làm cách mạng để miễn phí giáo dục cho mọi nhà.

Tuấn Khanh: Khi lạm dụng đặc quyền mượn vỏ nhân đạo

Trong mọi chính sách được đưa ra, người ta có thể nhìn thấy được cái tầm của tư duy chính sách, và những điều nằm dưới chính sách không được viết ra.

Nếu việc ưu tiên cho con em giáo viên, không hoàn toàn thuyết phục hơn con em các gia đình công nhân vệ sinh, công nhân có mức lương giá sàn thấp nhất ở các khu chế xuất, gia đình neo đơn, hay trại trẻ mồ côi… thì việc ưu tiên phải được coi là hành động độc tài áp đặt duy ý chí.

Việc ưu tiên mang tính duy ý chí, thật ra, không phải là không có trong lịch sử văn minh, chẳng hạn như ưu tiên cho trẻ em khuyết tật, con em các gia đình binh sĩ hy sinh vì công vụ… Dĩ nhiên những hạng mục khuyết tật và tử tuất cũng cần được đặt ra để so sánh trong việc xét ưu tiên ở đây.

Nếu việc ưu tiên cho người nhà ngành giáo dục thành công hiển nhiên, một cách không thuyết phục, thì chính phủ sẽ từ chối thế nào với yêu cầu ưu tiên của các ngành khác như con cái viên chức, bộ đội, công an…?

Nếu không thuyết phục, việc ưu tiên được coi là một âm mưu xét đoán áp đặt, và tạo cách hành xử mang tính kỳ thị với mặt bằng chung của một xã hội còn lại, vốn nghèo khó và đều đang vật vã với các loại học phí từ mẫu giáo đến đại học trong một xã hội vẫn luôn mạnh mẽ tuyên ngôn về các giá trị công bằng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: