Nhiều loại côn trùng ‘kinh dị’ được công nhận là món ăn

Châu chấu được dùng làm nhân cho taco – “bánh taco châu chấu” món ngon phổ biến ở các vùng của Mexico. (Hình minh họa: Krzysztof Niewolny/Unsplash)

Sau nhiều cân nhắc, tranh cãi về việc ăn hay không các món khá “kinh dị” với nhiều người, cuối cùng, cơ quan thực phẩm nhà nước Singapore đã phê duyệt 16 loài côn trùng ăn được để bán và tiêu thụ trong nước.

Giống nhiều quốc gia trên thế giới, việc ăn côn trùng ở Singapore vẫn còn là điều mới lạ. Các nhà nghiên cứu ghi nhận hơn 2,100 loài côn trùng có thể ăn được – nhiều loài trong số đó chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, đóng vai trò là nguồn cung cấp protein cao bền vững, trái ngược với vật nuôi sản sinh ra khí mê-tan. Điều này cho thấy những món ăn chế biến từ côn trùng giờ không chỉ dành cho các bác “dân nhậu,” mà cả các đối tượng khác, kể cả trẻ em.

Món nhộng béo béo khi được tẩm bằng những loại gia vị như sa tế, ớt bột cay nồng rất hấp dẫn. (Hình minh họa: vienmaytinh/FB)

Theo các nhà nghiên cứu, côn trùng là nguồn protein bị bỏ qua và là cách chống lại biến đổi khí hậu. Việc tiêu thụ protein động vật hiện là nguồn gây ra khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Tiêu thụ côn trùng có thể bù đắp sự thay đổi khí hậu theo nhiều cách.

Cơ Quan Thực Phẩm Singapore (SFA) tuyên bố: “Với hiệu lực ngay lập tức, SFA cho phép nhập khẩu côn trùng và các sản phẩm côn trùng thuộc các loài được đánh giá là có mức độ quan ngại thấp về mặt pháp lý.”

Các loài côn trùng được SFA phê duyệt bao gồm châu chấu, sâu bột và một số loài bọ cánh cứng. SFA cho biết: “Những côn trùng và sản phẩm côn trùng này được phép sử dụng làm thức ăn cho con người hoặc làm thức ăn chăn nuôi cho động vật lấy thịt,” nhưng không được tự bắt trong thiên nhiên, mà phải được nuôi trong các cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Côn trùng sống thường được bán ở Singapore làm thức ăn cho vật nuôi như chim và bò sát, là lựa chọn mới và thú vị cho thực khách. Các đầu bếp, nhà hàng, công ty thực phẩm và đồ uống địa phương đang thử nghiệm nhiều cách khác nhau để phục vụ côn trùng trong các món ăn một cách an toàn như cua trứng muối với “siêu giun” và các sản phẩm như thanh protein.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, côn trùng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, nhờ hàm lượng protein cao cũng như rất giàu các vi chất đồng, sắt, magnesi, mangan, phosphor, selen và kẽm. Ngoài ra, côn trùng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng và protein cao hơn so với thịt và cá.

Chapulines là một loài châu chấu thuộc chi Sphenarium và được dùng làm thức ăn rộng rãi trên toàn miền Nam Mexico. Châu chấu ở đây thường được rang với tỏi, nước cốt chanh, muối hoặc với bột ớt khô. Loài châu chấu được xác định chứa đến 70% protein. Việc thu hoạch châu chấu làm thực phẩm là một biện pháp hữu hiệu để thay thế việc phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng. Điều này không chỉ loại bỏ được những nguy hiểm đến môi trường do thuốc trừ sâu gây ra mà còn cung cấp thực phẩm cho người dân địa.

Dế béo ngậy giống tôm sú, ngọt như thịt cua, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng lại chữa được nhiều bệnh như đau nhức, tê thấp, béo phì… Dế trắng chân phía dưới có màu trắng, thơm ngon và ngọt thịt hơn dế đen và dế cơm. Thả những con dế tươi rói, béo ngậy vào chảo dầu nóng già cùng với thịt ba chỉ thái nhỏ và lá chanh là có một món ăn hấp dẫn, lạ miệng và lại giàu dinh dưỡng.

Châu chấu được dùng làm nhân cho taco – “bánh taco châu chấu” món ngon phổ biến ở các vùng của Mexico. Kiến, dế và thậm chí cả nhện tarantula thường được ăn ở các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Campuchia.

Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng khuyến khích ăn côn trùng vì ngoài việc đem lại giá trị dinh dưỡng, còn góp phần tốt hơn cho môi trường, bởi côn trùng ít tạo ra khí nhà kính có hại cho môi trường hơn so với các gia súc khác. Ngoài ra, côn trùng có ở khắp mọi nơi và sinh sôi rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học về thực phẩm trên thế giới khuyến cáo đối với côn trùng được nuôi cần kiểm soát chặt chẽ quy trình nuôi, tránh để các loài có hại thoát ra ngoài môi trường, đặc biệt cần có sự kiểm tra về chất lượng các loài côn trùng này trước khi làm thực phẩm. Để côn trùng trở thành món ăn bổ dưỡng, cần phải lưu ý các quy trình chế biến và sử dụng đúng cách.

(theo CNN và nguồn tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: