(Hình: Twitter MyDogsighs)

1.

Gọi Ukraine là lý do làm bùng nổ Thế chiến 3, Thủ tướng Slovakia là Robert Fico tuyên bố không chấp nhận việc Ukraine gia nhập NATO.

Vậy là ông Robert Fico đồng quan điểm với Thủ Tướng Hungary là Viktor Orrban vì ông này cũng không muốn Ukraine trở thành thành viên của NATO. Và tất nhiên Tổng Thống Putin lại càng không muốn như thế, cho đó là mối đe dọa an ninh của nước Nga.

NATO (Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương) hiện là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, được thể hiện trong điều 5. Điều khoản này qui định: “Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều bị xem là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh, và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ nạn nhân của một cuộc tấn công như vậy ngay lập tức.”

Thiết nghĩ, nếu việc Ukraine gia nhập NATO gây căng thẳng cho quan hệ Nga-Phương Tây thì NATO không nhất thiết phải kết nạp Ukraine làm thành viên. Để Ukraine yên lòng, NATO chỉ cần bổ sung một điều khoản mới. Điều khoản mới này sẽ gần giống điều khoản 5. Đó là: “Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào Ukraine sẽ bị xem là một cuộc tấn công vào NATO, và mọi thành viên của NATO sẽ làm tất cả để hỗ trợ Ukraine ngay lập tức.”

Thế là vẹn cả đôi đàng!

2.

Sau các cuộc tấn công liên tục của Israel nhằm vào Hezbollah và vụ hạ sát thủ lĩnh Hassan Nasrallah, Bộ Trưởng Quốc Phòng Israel là ông Yoav Gallant tuyên bố phe Hezbollah hiện là “tổ chức không đầu.”

Theo ông Gallant, phe Hezbollah đang bị đánh tơi tả, không có khả năng chỉ huy và hỏa lực đáng kể, với một ban lãnh đạo tan rã.

Tuy nhiên, phó thủ lĩnh của Hezbollah là Naim Qassem lại cho rằng năng lực của Hezbollah vẫn nguyên vẹn và đang đẩy lùi thành công các cuộc tấn công của Israel. Thế nhưng ông này lại nói thêm rằng Hezbollah ủng hộ các nỗ lực cho một lệnh ngừng bắn ở Liban. Điều này cho thấy Hezbollah đang thực sự thấm đòn trước các cuộc tấn công quyết liệt của Israel, đúng như lời tuyên bố của ông Bộ trưởng Quốc phòng Israel rằng “Hezbollah đang bị đánh tơi tả.”

Và khi nói Hezbollah ủng hộ một cuộc ngừng bắn ở Liban, ông phó thủ lĩnh Hezbollah lại cho thấy phe của ông đang gặp khó khăn trong cuộc đối đầu với Israel. Khó mà tin lời của ông ta khi ông ta cho rằng năng lực của Hezbollah vẫn nguyên vẹn. Sẵn sàng ngừng bắn mà không còn đặt điều kiện Israel phải chấm dứt xung đột ở Gaza, hẳn ông Phó này chẳng phải vì yêu hòa bình mà chỉ là muốn đưa Hezbollah ra khỏi tình cảnh ngặt nghèo như hiện thời.

Có thể nói với các cuộc tấn công dữ dội không ngừng giáng vào Hezbollah, quân đội Israel đang quyết leo thang chiến tranh để buộc Hezbollah phải xuống thang, cho tới khi lực lượng vũ trang Hồi giáo này phải xuống mồ.

3.

Theo New York Times, Tehran đã đề nghị Nga cung cấp dữ liệu trinh sát vệ tinh trên lãnh thổ Israel. Điều này cho thấy Tehran đang lo ngại Isral sẽ tung ra các cuộc tấn công trả đũa sau khi Iran phóng hàng trăm tên lửa vào Israel.

Các cuộc tấn công của Israel hẳn sẽ rất dữ dội vì trước đó thủ tướng của Israel là ông Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ “thay đổi chế độ ở Iran.”

Liệu Nga có thể làm gì để giúp Iran chống lại Israel, khi mà bản thân Nga còn đang vất vả trên mặt trận Ukraine cũng như đang oằn mình vì cấm vận của Phương Tây? Nếu Nga chỉ cung cấp dữ liệu trinh sát vệ tinh thì hẳn không giúp được bao nhiêu cho Iran.

TT Iran là ông Masoud Pezeshkian nói chính phủ của ông không tìm kiếm chiến tranh với Israel, mà chỉ kiên quyết đối đầu với các đe dọa từ Israel. Song ông Pezeshkian phải hiểu rằng khi phóng hàng trăm tên lửa vào Israel, thì Iran lại cho thấy mình đang muốn tìm kiếm chiến tranh với Israel.

Dám chơi thì phải dám chịu. Có hối thì đã muộn rồi.

4.

Bộ Ngoại Giao Nam Hàn thông báo nước này đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 5 thực thể của Nga, Bắc Hàn và các nước thứ 3 với cáo buộc liên quan hoạt động buôn bán vũ khí giữa Nga và Bắc Hàn.

Nam Hàn cũng trừng phạt 4 tàu Nga với cáo buộc tham gia buôn bán vũ khí, nhiên liệu cũng như liên quan tới những hoạt động vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ.

Các trừng phạt này của Nam Hàn được cho là nhằm đáp lại Hiệp Ước Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện giữa Nga và Bắc Hàn ký ngày 19 Tháng Sáu 2024.

Tổng Thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol khuyến cáo quan hệ Nga – Hàn có tốt đẹp hay không là tùy thuộc vào Nga có coi trọng mối quan hệ này hay không. Ông nhấn mạnh việc Seoul hỗ trợ vũ khí cho Ukraine sẽ căn cứ vào mức độ hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Hàn.

Rõ ràng Nam Hàn muốn Nga phải dứt khoát chọn ai giữa hai miền. Nga không thể trả lời kiểu trẻ con rằng họ chỉ chọn chính nghĩa, chứ không chọn bên!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: