Khi nào nên từ chối khi được tăng lương

(Hình minh họa: M Jahid/Unsplash)

Đa số mọi người đều ăn mừng sau khi nghe tin được tăng lương, nhưng có những lý do cụ thể khiến bạn nên từ chối quyền lợi này.

Khi có được một công việc tốt, bạn sẽ nghĩ rằng mình có thể thư giãn và tận hưởng sự ổn định của một tấm séc lương đều đặn. Tuy nhiên, thế giới không hề trì trệ và sự lạm phát luôn cố gắng hết mình để bảo đảm mức lương của bạn sẽ giảm dần theo từng năm. Hãy nói về thời điểm tăng lương – khoảnh khắc tuyệt vời khi sếp ghi nhận công sức của bạn và tăng lương hoặc tiền công, trang trải chi phí sinh hoạt tăng thêm và cho bạn thêm một khoản tiền để làm việc.

Mặc dù hầu hết các lần tăng lương không thực sự thay đổi cuộc sống (trung bình dao động trong khoảng 2% đến 3%, mặc dù một số ngành trung bình là 5% hoặc cao hơn), nhưng phần lớn đều được là tin vui. Bạn có thể nghĩ rằng việc chấp nhận mức tăng lương được đề nghị là điều hiển nhiên, nhưng thực tế đôi khi có những lý do khiến bạn nên cân nhắc từ chối khi được tăng lương, trong những trường hợp sau:

Bạn được tăng lương cùng với sự thay đổi về trách nhiệm, ví dụ như một chức danh và sự thăng chức mới, hoặc một loạt những việc mới mà bạn được giao, nhưng nếu mức tăng lương quá ít so với khối lượng công việc mới, thì tốt hơn hết là bạn nên gạt qua một bên. Xét cho cùng, lương của bạn là sự đền bù, để đổi lấy thời gian và công sức của bạn. Nếu mức tăng lương không đền bù xứng đáng cho công việc thêm của bạn, thì bạn nên từ chối, để khỏi “gánh” thêm việc, thêm trách nhiệm, mà tiền lương không tương xứng.

Nếu được tăng lương trong thời kỳ bất ổn và sa thải tại công ty, thì đó chắc chắn không phải tin vui. Những người lao động có mức lương cao có xu hướng nằm trong mục tiêu đầu tiên của việc sa thải vì lý do đó. Nếu việc tăng lương khiến bạn phải đối mặt với những vị sếp đang muốn cắt giảm ngân sách, thì niềm vui hưởng thụ số tiền thêm đó sẽ không kéo dài. Nếu bạn nghĩ mình nằm trong tình huống này, thì tốt nhất bạn nên giữ mức lương vừa phải.

Tiền thì ai chẳng ham, nhưng đó không phải là hình thức chi trả duy nhất. Nếu công việc giúp bạn có nhiều tiền hơn, hãy dành một chút thời gian để tự hỏi liệu mình có cần nhiều tiền, hay ít tiền mà có nhiều thời gian dành cho mình và gia đình.

Mỗi lời đề nghị tăng lương về cơ bản là khởi đầu của một cuộc đàm phán, vì vậy thay vì chỉ chấp nhận những gì có trên bàn, hãy cân nhắc đàm phán về các quyền lợi của bạn. Có lẽ bạn muốn làm việc tại nhà thường xuyên hơn, được nhiều thời gian nghỉ phép hơn. Nếu mức lương hiện tại của bạn đủ cho nhu cầu, thì cứ thế mà làm, đừng nhận thêm vài đồng mỗi giờ làm, mà ôm cả đống việc vào người.

Nếu việc tăng lương đi kèm với các điều kiện ràng buộc, hãy xem xét kỹ lưỡng những điều kiện đó trước khi chấp nhận thỏa thuận. Nếu bạn được yêu cầu thay đổi các điều khoản trong hợp đồng lao động của mình, bằng cách chuyển từ lương sang lương theo giờ, ký một điều khoản không cạnh tranh, điều khoản không hạ thấp giá trị hoặc đồng ý với một hợp đồng mới bất lợi – thì hãy từ chối tăng lương để duy trì tình hình hiện tại của bạn.

Nếu việc tăng lương cũng nhằm mục đích giải quyết một vấn đề không liên quan đến tiền bạc tại nơi làm việc, hãy cân nhắc xem bạn có muốn vấn đề được giải quyết thay vì nhận được một khoản tiền nhỏ trong khoản bồi thường của mình hay không.

Việc tăng một khoản lương nhỏ khiến thu nhập hộ gia đình của bạn vượt quá tiêu chuẩn để được hưởng một số chính sách của chính phủ, bạn cũng nên cân nhắc lợi hay thiệt.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: