Hàng triệu người vô tình phạm tội khi dùng công nghệ

(Hình minh họa: Niu Niu/Unsplash)

Công nghệ ngày càng chi phối cuộc sống của chúng ta, nhiều trường hợp khiến người dùng bị bắt, ngay cả khi họ không làm gì sai.

Chỉ tiếng riêng năm 2022, có tới 7.36 triệu người bị bắt mà không hề biết mình phạm tội gì.

Tuy nhiên, có những điều bạn vô tình sai phạm khi sử dụng công nghệ, nên hãy cẩn thận với những thiết bị dưới đây:

Máy tự tính tiền
Tuy vẫn còn khá phổ biến, nhưng các kiosque tự thanh toán đang gây tranh cãi và nhiều nhà bán lẻ cố gắng xem xét lại thiết bị này. Nếu các máy tự thanh toán mắc lỗi, bạn có nguy cơ gặp rất nhiều rắc rối.

Ví dụ, khi vận động viên Olympic Meagan Pettipiece mua hàng tạp hóa trị giá $176 tại quầy tự thanh toán trong Walmart, máy bị lỗi và không nhận được mã code để tính tiền hai mặt hàng: Giăm bông và măng tây. Pettipiece không làm gì sai, nhưng cảnh sát xuất hiện. Khi họ lục soát túi của cô ấy, họ tìm thấy cần sa và thuốc theo toa. Cô bị bắt và bị buộc tội trộm cắp và tàng trữ chất gây nghiện.

Các cáo buộc sau đó đã bị hủy bỏ, nhưng cuộc sống của Pettipiece bị hủy hoại từ ngày ấy. Cô phải từ chức huấn luyện viên và bị tổn hại đến danh tiếng của mình và điều đó sẽ theo cô ấy suốt đời.

Vì vậy, khi mua hàng tạp hóa tại quầy tự thanh toán, bạn hãy bảo đảm rằng mọi thứ đều được máy nhận diện.

Nhận dạng khuôn mặt

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt có nhiều lỗi và không đáng tin cậy (thường theo cách phân biệt chủng tộc), nhưng điều đó không ngăn cản các tập đoàn và cơ quan thực thi pháp luật sử dụng công nghệ này, với những kết quả thảm khốc không có gì đáng ngạc nhiên. Ví dụ như Harvey Murphy Jr. bị bắt khi software nhận dạng khuôn mặt được các nhà bán lẻ Macy’s và Sunglass Hut tại Houston sử dụng xác định anh ta là thủ phạm của một vụ cướp có vũ trang. Murphy vô tội, vì anh không có mặt ở Texas khi vụ cướp xảy ra. Tuy vậy, anh vẫn bị ngồi trong tù hai tuần lễ.

Điều này xảy ra rất nhiều lần và có thể xảy ra với bạn, nếu công cụ nhận dạng khuôn mặt bị trục trặc.

Máy đọc biển số xe

Cảnh sát sử dụng máy đọc biển số xe tự động để xác định những chiếc xe liên quan đến tội phạm. Nếu chiếc xe liên quan đến một vụ cướp hoặc vụ nổ súng, máy đọc phát hiện ra biển số xe và báo cho cảnh sát, sau đó báo động cho các sĩ quan về nhãn hiệu, kiểu xe và số giấy phép của chiếc xe. Máy đọc biển số xe có khi bị lỗi.

Trường hợp Jacqueline McNeill ở North Carolina, bị bắt vì tình nghi có liên quan đến một vụ nổ súng, sau khi máy đọc biển số xe tự động đọc… nhầm biển số xe của cô. Cô bị giam giữ trong nhiều giờ và sau khi thẩm vấn, cô được thả.

Cơ sở dữ liệu không chính xác

Nếu bạn từng có bất kỳ vụ việc nào với pháp luật đã được giải quyết – một vụ án bị bác bỏ, một vụ kiện đã được giải quyết – bạn sẽ nghĩ rằng mình không phải lo toan gì nữa và quay lại cuộc sống của mình. Tuy nhiên, quản lý vụ án ngày càng được tự động hóa và nếu software xử lý bị lỗi sẽ cho ra kết quả tào lao.

Ở California, vài năm trước, một hệ thống quản lý vụ án mới đột nhiên bắt đầu coi các lệnh bắt giữ cũ là hiện hành và một loạt các vụ bắt giữ sai được thực hiện, vì cảnh sát được cung cấp thông tin không chính xác.

Phân tích ảnh bị lỗi

Không có thứ gì gọi là quyền riêng tư trực tuyến: các tệp, ảnh, thư thoại và tin nhắn của bạn đều được lưu trữ ở đâu đó và ai đó có thể truy cập ngay cả khi những thứ này được cho là “bảo mật.”

Các công ty như Google, nơi có lượng phương tiện truyền thông khổng lồ đi qua máy chủ, thường sử dụng chức năng quét tự động để xác định và đánh dấu tài liệu có khả năng là bất hợp pháp, nhưng khi có gì đó trục trặc, kết quả sẽ khiến cuộc đời của ai đó bị hủy hoại.

Vào năm 2021, một người cha chụp ảnh đứa con mới biết đi của mình và gửi cho bác sĩ để phân tích. Thuật toán của Google đánh dấu các bức ảnh và chuyển người đàn ông này đến cơ quan thực thi pháp luật vì nghi ngờ buôn bán hình ảnh lạm dụng trẻ em. Sau đó cảnh sát xóa tội cho người đàn ông này, nhưng Google từ chối khôi phục tài khoản của ông bố vô tình gây hữu sự.

Bài học ở đây là hãy nhớ rằng mọi thứ bạn đăng, lưu trữ, gửi email hoặc tạo ra bằng bất kỳ nền tảng nào được kết nối qua internet đều không hề riêng tư và dễ dàng bị thuật toán vô tình hiểu sai.

Xét nghiệm ma túy

Cảnh sát thường sử dụng xét nghiệm ma túy tại hiện trường khi họ nghi ngờ ai đó đang chịu ảnh hưởng của chất gây nghiện, nhưng những xét nghiệm này chỉ “có tính chất phỏng đoán” vì công nghệ không đáng tin cậy lắm. Các xét nghiệm này rẻ (mỗi xét nghiệm có giá khoảng $2), dùng một lần, và đôi khi tình huống còn tệ hơn khi chúng thường xác định nhầm nhiều thứ, từ kẹo bông đến vitamin là ma túy.

Vợ chồng Clarice Doku bị bắt vào năm 2018 sau khi cảnh sát xét nghiệm phát hiện axit folic trong thuốc cô dùng để dễ mang thai, bị xác định là thuốc lắc. Cô và chồng phải ngồi tù 2 tuần. Cô bị mất việc, anh chồng không dự được lễ tuyên thệ. Cuối cùng, sự thật là sự thật, nhưng vợ chồng này gặp rắc rối.

Nói chung, công nghệ giúp cuộc sống của con người dễ dàng hơn, nhưng đôi khi tạo ra những tình huống oái ăm, không ai lường trước được.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: