Vũ trang hoá Bộ Chính Trị: Tương lai u ám cho Việt Nam

Nhóm tứ trụ quyền lực nhất Việt Nam hiện nay. (Hình: VnExpress)

Có tới 9/15 uỷ viên bộ chính trị xuất thân là tướng tá quân đội và công an, nhưng họ chỉ có kinh nghiệm đàn áp dân, chứ không có kinh nghiệm chiến trường.

Cuộc “bầu cử giả” chỉ để dàn xếp quyền lực giữa quân đội và công an

Chiều ngày 21 tháng 10, ông Lương Cường đã chính thức nhận chức chủ tịch nước thay ông Tô Lâm. Việc này đã được nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà ngầm thông báo vào ngày 2 tháng 8, tức là 2 tuần sau cái chết của ông Nguyễn Phú Trọng.

Cụ thể, nữ nhà báo này viết trên trang cá nhân: “Số 2 lên thay số 1, số 5 lên thay số 2.” Tại thời điểm đó, nhân vật số 2 trong đảng CS là ông Tô Lâm, đang giữ chức chủ tịch nước sẽ lên làm tổng bí thư thay ông Trọng. Còn thường trực Ban Bí Thư Lương Cường, nhân vật xếp thứ 5 trong bộ máy quyền lực của đảng CS, sẽ lên làm chủ tịch nước thay ông Tô Lâm.

Bài viết của nữ nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà trên facebook. (Hình: FB)

Những lần bầu chủ tịch nước gần đây như Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm đều có thông tin rò rỉ trước ngày bầu cử. Và bây giờ, một lần nữa ghế chủ tịch nước lại được quốc hội “bầu” theo chỉ định của bộ chính trị. Tức là quốc hội bù nhìn CSVN chỉ bầu cho dân thấy là có bầu, chứ mọi thứ đều đã được bộ chính trị quyết định hết rồi.

Đây cũng là chủ tịch nước được bầu cử không tuân theo tiền lệ từ trước tới nay. Vì theo quy định về tiêu chuẩn riêng của chức danh tứ trụ từ trước đến nay để ngồi vào ghế chủ tịch nước thì bắt buộc phải tham gia bộ chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên. Trong khi đó ông Lương Cường mới chỉ là uỷ viên bộ chính trị từ ngày 31 Tháng Giêng năm 2021 tới nay.

Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng nhân sự bộ chính trị thì không chỉ chức danh chủ tịch nước, mà Chủ Tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn cũng đã từng được phá lệ nhằm bổ sung vào ghế của ông Vương Đình Huệ để lại hồi cuối Tháng Năm vừa qua. Lần này ông Tô Lâm nhường ghế chủ tịch nước cho ông Lương Cường cũng giống như công an và quân đội chia nhau ghế để cân bằng lực lượng, hợp tác giữa hai lực lượng vũ trang để “triệt phá” các phe phái còn lại trong bộ chính trị.

Vũ trang hoá bộ chính trị

Hiện nay bộ chính trị có 15 uỷ viên, trong đó có tới 8 người có gốc là công an và quân đội, chưa kể 1 người có hai anh trai đang là trung tướng trong bộ công an.

Cụ thể, ông Cường có quân hàm đại tướng quân đội, từng giữ ghế chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội. Ông Lâm, tổng bí thư mang quân hàm đại tướng, cựu bộ trưởng Bộ Công An. Thủ Tướng Phạm Minh Chính có quân hàm trung tướng, từng là thứ trưởng Bộ Công An. Ông Phan Văn Giang là đại tướng, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông Lương Tam Quang, bộ trưởng Bộ Công An, cũng vừa được thăng lên đại tướng vào ngày 20 Tháng Mười.

Ông Phan Đình Trạc, trưởng ban nội chính Trung Ương, từng là đại tá, giám đốc Công An tỉnh Nghệ An. Phó Thủ Tướng Nguyễn Hoà Bình có quân hàm thiếu tướng, từng là phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát. Trưởng ban tuyên giáo Trung Ương Nguyễn Trọng Nghĩa là thượng tướng quân đội, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội.

Tô Lâm và Lương Cường được ông Nguyễn Phú Trọng thăng hàm đại tướng trong cùng đợt ngày 29 Tháng Giêng, 2019. (Hình: Thông Tấn Xã Việt Nam)

Ngoài ra, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Minh Hưng dù chỉ là thạc sỹ chánh sách công, nhưng cha ruột của ông này là Thượng Tướng Lê Minh Hương, bộ trưởng Bộ Công An từ năm 1996 tới năm 2002. Anh cả của Lê Minh Hưng là Trung Tướng Lê Minh Hùng, hiện đang là phó thủ trưởng thường trực Cơ Quan Quản Lý Tạm Giữ Tạm Giam, cục trưởng Cục Cảnh Sát Quản Lý Tạm Giam Tạm Giữ và Thi Hành Án Hình Sự Tại Cộng Đồng. Người anh thứ hai của Lê Minh Hưng là Thiếu Tướng Lê Minh Hà, thủ trưởng Cơ quan Uỷ Ban Kiểm Tra Đảng Uỷ Công An Trung Ương. Như vậy có thể nói dù Lê Minh Hưng là quan văn, nhưng cũng được đứng vào hàng võ tướng.

Vậy hiện nay có 9 người có xuất phát điểm từ lực lượng vũ trang, chiếm 60% ghế trong Bộ Chính Trị. Những người này đều nắm quyền lực nhiều và mạnh hơn so với 6 người còn lại. Ở phạm vi nhỏ hơn, trong nhóm tứ trụ (chủ tịch nước, tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) thì có 3 người là tướng lãnh vũ trang.

Tính từ lúc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (1995), chưa bao giờ Bộ Chính Trị CSVN bị vũ trang hoá một cách nặng nề như vậy. Đây rõ ràng không phải là tín hiệu tốt cho tình hình dân chủ, nhân quyền và cả chủ quyền Việt Nam.

Với truyền thống “bạo lực cách mạng” thì chắc chắn tướng lãnh quân đội và công an sẽ gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của người dân. Đó là trong nước, còn về đối ngoại, dù xuất thân từ lực lượng vũ trang, nhưng những tướng lãnh này không hề có kinh nghiệm chiến trường, nếu xảy ra chiến tranh, nguy cơ mất nước là rất lớn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: