Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Viện Tuổi thọ của Đại học Kansas tiết lộ kết quả một cuộc khảo sát nhỏ, cho thấy có nhiều cha mẹ tin tưởng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT, hơn các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Nhóm tiến hành một nghiên cứu với 116 phụ huynh từ 18 đến 65 tuổi, những người được cung cấp các văn bản liên quan đến sức khỏe về trẻ em. Mỗi người tham gia phân tích nội dung và xác định xem nội dung đó do ChatGPT hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tạo ra mà không biết tác giả gốc.
Những người tham gia tìm thấy sự khác biệt tối thiểu giữa các đoạn trích do các chuyên gia viết và các đoạn trích do ChatGPT được thiết kế theo yêu cầu. Khi các đoạn trích có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê, thì ChatGPT lại được tin tưởng và đánh giá là chính xác hơn.
Mặc dù nghiên cứu không xem xét lý do tại sao các bậc phụ huynh tin tưởng ChatGPT hơn, nhưng nêu chi tiết các yếu tố có thể góp phần vào sở thích của họ.
Jim Boswell, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tại OnPoint Healthcare Partners, người có kinh nghiệm phát triển nền tảng dựa trên AI, tin rằng cách tiếp cận trực tiếp của ChatGPT trong việc trình bày thông tin giúp mọi người dễ tiếp thu hơn.
Tiến Sĩ Mordechai Raskas, giám đốc thông tin y tế và giám đốc thông tin y tế và giám đốc y tế từ xa tại PM Pediatric Care nói ông có thể hiểu tại sao cha mẹ, không biết nguồn, lại thích cách diễn đạt của AI hơn. AI như một nhân viên bán hàng tuyệt đỉnh, nó biết chính xác phải nói gì để thuyết phục bạn.
Hơn thế nữa, cha mẹ thích dựa vào AI vì họ có thể nhận được câu trả lời nhanh chóng cho các vấn đề của mình mà không cần phải mất khá nhiều thời gian chờ đợi cuộc hẹn với bác sĩ.
Đó đúng là điểm cộng của AI, sử dụng ChatGPT là giải pháp nhanh chóng cho nhiều phụ huynh cần một lời khuyên ý tế thông thường, nhưng không phải là tất cả. ChatGPT rõ ràng không thể thay thế cho các chuyên gia y tế. Thông tin có thể không chính xác hoặc không phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, việc đề xuất dùng thuốc cho trẻ quá nhỏ hoặc đưa ra lời khuyên điều trị không chính xác, không dựa vào bệnh sử có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm,” Leslie-Miller cho biết.
Các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra nguồn câu trả lời do AI tạo ra hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi áp dụng cho tình trạng bệnh của mình.
Boswell cho biết thêm: “Nội dung y tế uy tín thường ghi nhận các tác giả y khoa hoặc chuyên gia y tế có trình độ và liên kết đến các nguồn được nghiên cứu hỗ trợ. Trí tuệ nhân tạo như ChatGPT thu thập thông tin từ nhiều nguồn trực tuyến khác nhau và biên soạn thành một câu trả lời. Nhưng khi nói đến thông tin liên quan đến sức khỏe do AI tạo ra, những câu trả lời này không có ý kiến của chuyên gia y tế được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.
Việc dựa vào các công cụ này để được tư vấn y tế có thể dẫn đến bỏ sót các triệu chứng, hiểu sai các tình trạng nghiêm trọng hoặc chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc phù hợp. Đối với trẻ em nói riêng, các vấn đề sức khỏe nhỏ có thể nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn, vì vậy việc có một chuyên gia đủ trình độ đánh giá tình hình là điều cần thiết.”
Cha mẹ cũng nên sử dụng các nguồn y tế trực tuyến đáng tin cậy như Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Tổ chức Y tế Thế giới. Một số bệnh viện cũng cung cấp thông tin sức khỏe và lời khuyên từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.
Tìm kiếm thông tin trực tuyến có thể rất hữu ích, tuy nhiên, điều này chỉ phụ thuộc vào ngữ cảnh và cần kết hợp với một nguồn đáng tin cậy hoặc chuyên gia để giúp bạn hiểu những gì bạn đã đọc.