Cách nhận biết khi trên xe bị bí mật gắn GPS

(Hình minh họa: Volodymyr Proskurovskyi/Unsplash)

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System – GPS) có nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng công nghệ theo dõi này trở nên nguy hiểm khi có người gắn nó vào xe mà bạn mà không biết.

Như hiện nay, cảnh sát ngày càng sử dụng GPS để theo dõi chuyển động của những người đang trong vòng nghi vấn hoặc họ có thể bắn một thiết bị vào xe trong một cuộc rượt đuổi tốc độ cao.

Nếu bạn lo lắng về việc cảnh sát theo dõi chuyển động của xe, đây là những điều bạn cần biết.

Quy định về việc gắn thiết bị theo dõi GPS

Cảnh sát được phép gắn thiết bị theo dõi vào xe của người dân mà không cần hỏi ý kiến, nhưng họ phải có lệnh cho phép làm như vậy. Tòa Án Tối Cao giải quyết vấn đề này trong vụ Hoa Kỳ kiện Jones vào năm 2012, trong đó, người ta phát hiện ra rằng thiết bị GPS vi phạm lệnh cấm của Tu Chính Án Thứ Tư đối với việc khám xét bất hợp pháp.

Tuy nhiên, luật sư Andrew Flusche lưu ý rằng cảnh sát thường dễ dàng để có được các lệnh này bằng cách nhờ thẩm phán cấp lệnh này ở một số tiểu bang, nghĩa là cảnh sát có quyền lắp một thiết bị theo dõi GPS vào xe của bạn ngay cả khi bạn không làm gì sai, miễn sao họ sẵn sàng nộp giấy tờ.

Tất nhiên, những thiết bị theo dõi này rất dễ mua và bất kỳ ai cũng biết lắp đặt, nhưng nếu bạn tìm thấy một thiết bị như vậy, hãy nên cẩn thận.

Thiết bị theo dõi thường được gắn ở đâu?

Đầu tiên, làm sao biết được liệu mình có bị theo dõi bởi một trong những thiết bị này hay không? Hầu hết các sở cảnh sát sẽ không sử dụng Tile hoặc AirTag, họ thích dùng một thiết bị theo dõi từ tính, có thể nhanh chóng gắn vào bên ngoài xe. Để xác định xem bạn có nằm trong tầm ngắn của cảnh sát hay không, hãy kiểm tra bên ngoài xe.

Những vị trí thường bị gắn thiết bị theo dõi: Cản xe, Gương chiếu hậu, Gầm xe (kể cả ống xả), Xung quanh bánh xe, Nếu bạn không thấy GPS bên ngoài xe, hãy kiểm tra bên trong. Mặc dù ít có khả năng xảy ra, nhưng vẫn có nguy cơ.

Những vị trí cần kiểm tra: Dưới thảm, Bảng điều khiển, Bên trong cốp xe, Gầm và giữa các ghế, Trong ngăn đựng đồ đạc, Cắm vào cổng dữ liệu OBD2 của xe, nếu có (thường nằm bên dưới cột lái).

Hãy tìm kiếm bất kỳ thứ gì bắt mắt, dễ nhận rạ. Những thiết bị theo dõi này thường tương đối nhỏ và được bọc trong nhựa đen. Bạn cũng có thể dùng máy dò GPS và “máy quét lỗi” để quét tần số mà các thiết bị này sử dụng để cảnh báo nếu cảnh sát có gắn.

Nếu bạn phát hiện ra thiết bị theo dõi GPS trên xe của mình, đầu tiên bạn sẽ nghĩ ngay đến việc tháo nó ra. Nếu thiết bị không được cơ quan thực thi pháp luật đặt, bạn có mọi quyền gỡ bỏ nó, nhưng nếu cảnh sát đặt nó với lệnh thích hợp, bạn không nên đụng vào. Mặc dù có những trường hợp cảnh sát chỉ yêu cầu trả lại GPS khi bạn phát hiện và gỡ ra, nhưng cũng có những khi cảnh sát viện cớ gỡ bỏ các thiết bị này làm lý do để gây khó khăn cho bạn.

Ví dụ như tại Indiana vào năm 2018, một người đàn ông phát hiện và gỡ bỏ một thiết bị theo dõi GPS khỏi xe của mình và cảnh sát vin vào việc gỡ bỏ đó để xin lệnh mới nhằm đột kích vào nhà anh ta, sau đó họ tìm thấy thuốc gây nghiện methamphetamine. Cuối cùng, cảnh sát bị tuyên án là sai và Tòa Án Tối Cao của Indiana phán quyết việc gỡ bỏ thiết bị theo dõi không phải hành vi trộm cắp hoặc những lý do tương tự.

Tuy bằng chứng họ thu thập được trong cuộc đột kích bị che giấu, nhưng điều đó chứng minh rằng việc gỡ bỏ một GPS có nguy cơ gây ra những phản ứng khó lường nếu nó được cơ quan thực thi pháp luật đặt. Vì bạn không thể biết rõ ai đặt nó chỉ bằng cách nhìn vào, nên tốt nhất hãy để yên ở đó và liên hệ với một luật sư, người giúp bạn xác định xem bản thân có đang bị điều tra hay không và tư vấn về các luật cụ thể liên quan đến thiết bị theo dõi (có thể thay đổi) tại tiểu bang bạn đang sống. Trong thời gian chờ đợi, hãy lái tạm xe khác nếu có.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Ăn tỏi tốt… da
Được biết đến với hương vị nồng nàn và mùi thơm độc đáo, từ lâu, tỏi được ca ngợi vì không chỉ là một nguyên liệu hữu ích cho nhiều…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: