Phiếm luận về bài thơ ‘Chỗ Lội Làng Ngang’ của cụ Nguyễn Khuyến

(Hình minh họa: Võ Văn Tiến/Pexels)

Trong lúc nhàn rỗi, tôi tìm đọc lại các bài thơ của các tác giả đã được xếp vào hàng ngũ người của muôn năm cũ. Tình cờ tôi đọc lại bài thơ có tựa để là “Chỗ Lội Làng Ngang” của cụ Nguyễn Khuyến:

Đầu làng Ngang có một chỗ lội

Có miếu ông Cuội cao vòi vọi

Đàn bà qua đấy vén quần lên

Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối

Ông Cuội ngồi trên tủm tỉm cười

Cái gì trông trắng như con cúi?

Đàn bà khép nép đứng dậy thưa

Con trót hớ hênh xin xá tội

Không không mi chẳng tội tình gì

Chỉ tội làm ông cứng con buội

Về bảo đàn bà khắp làng mày

Ra đây ông cho giống ông Cuội

Từ đấy làng Ngang đẻ ra người

Đẻ ra rặt những thằng nói dối

Bài thơ này thật ra chẳng có gì là mới lạ đối với tôi cà, vì tôi đã đọc nó nhiều lần trong thời gian còn là một cậu học sinh trung học. Khi đã trưởng thành và đi làm để kiếm sống, tôi cũng đã đôi ba lần đọc lại bài thơ này. Khi còn trẻ đọc bài thơ này, tôi cũng hiểu được ý nghĩa của bài thơ, song không hề suy nghĩ sâu xa hơn về hoàn cảnh và tình tiết khi cụ Nguyễn sáng tác bài thơ này. Bước vào tuổi U-100, vì muốn tránh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” tôi moi những tập thơ cổ ra đọc, nên mới có dịp dịp đọc lại bài Chỗ Lội Làng Ngang của cụ Nguyễn Khuyễn. Không biết có phải vì tuổu già sinh ra lẩm cẩm hay không, nên khi đọc lại bài thơ này, tôi cảm thấy rất thấm thía và có đến ba điều thắc mắc:

*Điều thứ nhất là chữ quần mà cụ Nguyễn dùng trong bài thơ này dường như không được hợp lý cho lắm, khi cụ Nguyễn viết:

Đàn bà qua đấy vén quần lên

Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối

Quần là đồ trang phục để che phần thân thể từ rốn trở xuống và được cắt may có hai ống riêng biệt, mỗi ống dành cho một chân, vì thế khi qua chỗ lội người mặc quần không thế vén quần lên cao hơn bẹn được, vì ống quần bị mắc kẹt nơi đũng quần. Một khi không thể vén quần lên cao hơn bẹn được thì lẽ tất nhiên cũng không thể để vùng kín hé lộ ra ngoài để ngắm trời trăng mây nước. Nói khác đi, là khi đàn bà mặc quần để lội qua chỗ nào đó, dủ họ có vén quần của họ lên cao hết mức đi nữa cũng không thể nào vén cao hơn bẹn được. Một khi không thể vén quần lên cao hơn bẹn được, thì họ cũng không thể để vùng kín của họ hớ hênh cho ông Cuội ngồi trên ngôi miếu cao vòi vọi thấy được, rồi tủm tỉm cười. Vì lẽ đó, tôi nghĩ rằng khi Cụ Nguyễn viết: “đàn bà qua đấy vén quần lên” là điều hoàn toàn không hợp lý.

Viết tới đây, tôi nghĩ là sẽ có một số độc giả không biết con cúi là con gì cả, nên tôi xin mở ngoặc tại đây để giải thích về từ con cúi.  Con cúi có hai nghĩa khác nhau, một chỉ một loại động vật giống con chuột; một chỉ một thỏi bông nhuyễn trắng tinh, hình con nhộng, chiều dài khoảng 20 cm và chiều ngang khoảng 2 cm. Thỏi bông nhuyễn này được dùng để kéo ra thành sợi bằng một chiếc xa quay. Như vậy từ “con cúi” mà cụ Nguyễn sử dụng trong bài thơ này, không phải là chỉ con cúi giống như con chuột mà chỉ cuộn bông nhuyễn.

Để độc giả có thể hiểu rõ hơn về người mặc váy có thể vén váy lên cao tới đâu và con cúi là thỏi bông nhuyễn như thế nào, tôi xin trích dẫn hai hình dưới đây. Một hình minh họa một phụ nữ mặc váy và một hình minh họa thỏi bông nhuyễn có tên là con cúi.

Khi đọc bài thơ Chỗ Lội Làng Ngang của cụ Nguyễn, có nhiều người thắc mắc là tại sao cụ Nguyễn viết: “Đàn bà qua đấy vén quần lên” mà không viết là “Đàn bà qua đấy vén váy lên.”

Có nhiều người cho rằng, sở dĩ cụ Nguyễn phải viết như vậy vì hai lý do. Một là vì cụ Nguyễn thuộc giới thượng lưu trí thức và giới này dưới thời phong kiến coi cái váy là vật ô uế, nên rất kiêng kỵ trong việc dùng từ này trong văn chương thi phú. Hai là cụ Nguyễn còn là một quan chức cao cấp của triều đình Nhà Nguyễn, dù đã từ quan ở ẩn đi nữa cũng không thể coi thường lệnh cấm của nhà vua đã ban bố. Theo tài liệu lịch sử, thì sau khi nhà Nguyễn đã thống nhất giang sơn, vì muốn áp dụng lệnh của chúa Võ Vương không chỉ ở đàng trong mà cả đàng ngoài nữa, nên vào năm 1820 vua Minh Mạng đã ra lệnh cấm phụ nữ từ sông Gianh trở ra không được mặc váy mà phải mặc quần như phụ nữ đàng trong. Vì lẽ đó mà đằng ngoài có câu ca dao:

“Tháng Tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng

Không đi thì chợ không đông

Đi thì phải lột quần chồng sao đang

Nói khác đi là chữ quần mà cụ Nguyễn đã dùng trong bài thơ này có nghĩa là quần quần không đáy, chứ không theo nghĩa chữ quần thông thường.

*Điều thứ hai là câu thơ: “Cái gì trông trắng như con cúi?” Cụm từ cái gì trông trắng như con cúi mà cụ Nguyễn dùng ờ đây là ám chỉ vùng kín của những người đàn bà đi qua chỗ lội không có lông, nên trông trắng như con cúi. Nhiều người cho rằng việc cụ Nguyễn dùng như vậy là không sát với thực tế. Trong thực tế rất hiếm thấy những phụ nữ đã trưởng thành mà vùng kín lại nhẵn thín như vùng kín của trẻ thơ dưới 10 tuổi hay ở những phụ nữ có zen di truyền hay sinh ra ở một vùng đất được cấu tạo khác thường. Ở trong nước trước năm 1975, người ta đồn đại rằng, vùng đất Bình Định thuộc miền trung Việt Nam là nơi có nhiều đổi trọc, không có cây cỏ gì cả nên phụ nữ sinh ở vùng này có tỷ lệ ở vùng kín vô mao cao hơn những vùng khác rất nhiều.

Trong xã hội Việt Nam ngày xưa cũng như ngày nay, những người đàn bà có vùng kín trông trắng như con cúi thường bị đàn ông xa lánh và không ai dám lấy làm vợ cả, vì trong dân gian thường truyền tụng rằng người đàn ông nào lấy phải cô vợ mà âm hộ vô mao thì sẽ nghèo mãn đời. Thành kiến này có lẽ là xuất phát từ một ngạn ngữ Trung Hoa nói rằng: “Âm hộ vô mao bần chí tử.”

Trong một bài ca dao rất phổ thông, có tựa đề là “Sáng Trăng” một cô gái đã trưởng thành đã mô tà vùng kín hay cái sự đời của cô ta như sau:

Sáng trăng em tưởng tối trời

Em ngồi em để sự đời em ra

Sự đời như cái lá đa

Đen như mõm chó chém cha sự đời

Câu ca dao này cho thấy biết phần đông phụ nữ ở tuổi trưởng thành thì “cái sự đời” của họ không trắng như con cúi, mà đen như mõm chó, vì lông mọc ở vùng này có mầu đen. Vì lẽ đó, mà cụ Nguyễn viết “trông trắng như con cúi” là không sát với thực tế.

*Điều thứ ba là tại sao cụ Nguyễn lại viết:

Về bảo đàn bà khắp làng mày

Ra đây ông cho giống ông Cuội

Từ đấy làng Ngang đẻ ra người

Đẻ ra rặt những thằng nói dối.

Nói một cách nôm na là, qua những câu thơ nói trên, cụ Nguyễn muốn nói rằng, kể từ khi đàn bà làng Ngang được cho giống ông Cuội thì phụ nữ làng này đẻ ra rặt những thằng nói dối. Trong kho tàng chuyện cổ tích nước Nam có hai chuyện mang tên “Thằng Cuội.” Một là chuyện “Thằng Cuội Chăn Trâu Trên Cung Trăng” và hai là chuyện “Nói Dối Như Cuội.” Vậy ông Cuội ngồi trong ngôi miếu ở chỗ lội làng Ngang là ông Cuội nào trong hai chuyện này?

Chuyện một kể về người tiều phu lên rừng đốn củi, tình cờ thấy một hang cọp có 4 con cọp con, không thấy cọp mẹ. Người tiều phu có sẵn cây búa trong tay, bèn xông vào hang chém chết tất cả 4 con cọp con. Khi vừa ra khỏi hang, ông tiều phu thoáng thấy cọp mẹ trở về, nên vội vàng leo lên cây lẩn trốn. Khi cọp mẹ vào hang thấy 4 con bị chém chết, nên gào thét vang dội cả núi rừng. Ngay sau đó cọp mẹ dời hang đến một cây, ngoạm lấy ngoạm để lá của cây này, rồi vội vàng trở về hang nhai nát, mớm cho 4 cọp con. Chỉ một lát sau cà 4 con cọp con sống lại, rúc đầu vào cọp mẹ bú sữa một cách bình thường, như không có chuyện gì trước đó. Cảnh quan này khiến cho ông tiều phu cho rằng cái cây mà cọp mẹ lấy lá có vị thuốc “cải tử hoàn sinh” nên ông bứng cà gốc rễ đem về trồng trước nhà và đã dùng lá của cây cải tử hoàn sinh cho nhiều người. Vào một ngày ông vào rừng đốn củi, người vợ đã làm một điều gì đó không thích hợp khiến cho cấy thuốc này bốc rễ bay về trời. Khi vừa gánh củi về đến nhà, ông tiều phu thấy cây thuốc này đang trốc rễ bay đi, bèn nắm lấy rễ để cố kéo cây này ở lại, nhưng không thể kéo lại được, nên cây này kéo luôn ông tiều phu lên mặt trăng. Kể từ đó người ta nhìn lên mặt trăng thấy hình bóng một cây to lớn như cây đa và dưới gốc của cây này một người đàn ông ngồi trầm ngâm như một đứa trẻ chăn trâu. Do đó mới nẩy sinh ra câu ca dao:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.

Cha còn cắt cỏ trên trời,

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên….

-Chuyện hai kể về một đứa trẻ có tài nói dối và lừa bịp với bất kỳ ai mà hắn có cơ duyên gặp gỡ. Từ người thân quen đến người xa lạ, từ người giàu có đến kẻ nghèo nàn, từ người tầm thường đến vua quan đều bị hắn dùng tài nói dối để lường gạt. Người cuối cùng bị hắn dùng tài nói dối để lường gạt là một vị vua, khiến cho vị vua này tin tưởng hắn đến mức bằng lòng trao đổi y phục đang mặc lẫn nhau, rồi bị hắn chiếm đoạt ngôi vua.

Qua hai câu chuyện cổ tích trên đây, ta thấy rõ là ông cuội được người làng Ngang lập miếu thờ ở chỗ lội là thằng Cuội trong chuyện “Nói Dối Như Cuội” mà không phải là “Thằng Cuội Chăn Trâu Trên Cung Trăng.”

Có lẽ vì phục tài nói dối như thánh của thằng Cuội, nên người dân làng Ngang lập miếu thờ. Kể từ đó, dân làng Ngang và dân trong vùng không ai gọi là thằng Cuội nữa mà gọi là ông Cuội. Làng Ngang không xa làng Và cho lắm. Làng Và thuộc xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là quê quán của cụ Nguyễn.

Tính từ ngày cụ Nguyễn viết bài thơ “Chỗ Lội Làng Ngang” đến nay có thể là 150 năm trôi về quá khứ. Con cháu của những người trong làng Ngang đã phân tán đi tứ xứ làm ăn và sinh sống, đồng thời cũng truyền giống hay nhân giống nói dối ra khắp mọi miền đất nước. Vì thế mà ở trong nước hiện nay có quá nhiều người nói dối rất tài tình. Song có một điều khá đặc biệt là những người nói dối tài giỏi trong nước hiện nay, phần đông lại là đảng viên đảng CSVN có chức trọng quyển cao trong chính quyền. Bởi thế, người ta cho rằng, không ít thì nhiều những ông cộng sản mang huyết thống di truyền của thằng Cuội.

Hiện tượng có quá nhiều người cộng sản nói dối một cách tài tình ở Việt Nam hiện nay đã được một nhà văn và là đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam phát biểu như sau: “Người Cộng Sản nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn đành phải nói dối theo.

Tôi vượt biên vào năm 1986, tới Mỹ vào năm 1987, và sinh sống ở Mỹ đã gần tròn 40 năm, nên biết được một người Mỹ mang tên Donald Trump có tài nói dối hơn cả ngàn lần thằng Cuội trong chuyên cố tich “Nói Dối Như Cuội.” Ông ta nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Tài nói dối của ông ta đã làm cho ông ta trở thành một nhà tỷ phú của nước Mỹ. Tài nói dối của ông ta không dừng ở việc làm giàu cá nhân, mà còn thuyết phục được 62.9 triệu cử tri người Mỹ bầu cho ông ta làm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2010, và 72.9 triệu cử tri người Mỹ bầu cho ông ta làm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2024.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tô Lâm hai mặt
Trong suốt nhiều năm, truyền thông nhà nước Việt Nam không ngừng vang vọng những bản hùng ca về vị thế ngày càng lên cao của đất nước trên trường…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: