Kyiv, Ukraine. (Hình minh họa: Eugene/Unsplash)

1.

Keith Kellog, đặc phái viên của Tổng Thống Donald Trump về xung đột Nga-Ukraine, đã bác bỏ đề nghị của Kyiv về việc Phương Tây cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.

Ông Keith Kellog cho rằng ý tưởng trang bị vũ khí hạt nhân cho Ukraine không phải là điều mà chính quyền của Tổng Thống Trump xem xét.

Trước đó Tổng Thống Zelensky kêu gọi Phương Tây cấp vũ khí hạt nhân cho nước ông nếu Ukraine chưa được gia nhập NATO. Ông Zelensky gần đây tỏ ra tiếc nuối khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình sau khi Liên Xô sụp đổ chỉ để đổi lấy những bảo đảm an ninh mơ hồ trong bản Ghi nhớ Budapest năm 1994 mà ông cho là chẳng có giá trị gì.

Thiết nghĩ, Phương Tây đã đúng khi không đồng ý cấp vũ khí hạt nhân cho Kyiv. Bởi thực tế cho thấy rằng dù Kyiv có sở hữu thứ vũ khí này đi nữa, thì điều đó cũng chẳng có giá trị gì. Bằng chứng là Moscow thời gian qua 5 lần, 7 lượt đem hạt nhân ra hù dọa mà đâu có làm Ukraine hay Phương Tây sợ hãi. Thì nay dù Ukraine có cả kho vũ khí hạt nhân và đem chúng ra dọa thì hẳn cũng chẳng hề khiến Nga lo sợ.

Thứ mà Nga thực sự sợ chính là tinh thần chiến đấu ngoan cường của người Ukraine cùng với sự hỗ trợ dồi dào và bền bỉ của Phương Tây. Nếu không có những thứ này thì hẳn Ukraine đã thua cuộc từ lâu. Điều đáng mừng là từ khi Donald Trump trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, viện trợ của Phương Tây dành cho Ukraine không còn nửa vời như thời cựu Tổng Thống Biden, mà ngày càng tỏ ra thiết thực nhằm đạt được thắng lợi sau cùng cho Ukraine. Việc Tổng Thống Donald Trump muốn Kyiv cung cấp khoáng sản đất hiếm cho Mỹ sau khi chấm dứt chiến tranh là điều kiện để Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine chứng tỏ điều này.

Chân cứng đá mềm. Sự kiên cường của một dân tộc còn đáng sợ hơn bom hạt nhân.

2.

Hamas tỏ ý muốn đàm phán với Mỹ sau khi Tổng Thống Donald Trump ra tuyên bố “tiếp quản Gaza.”

Cho rằng chính quyền của Tổng Thống Trump đang là một nhân tố chủ chốt ở Trung Đông, Phó thủ lĩnh chính trị của phe Hamas là Mousa Marzouk nói Hamas sẵn sàng đàm phán với chính quyền của Tổng Thống Trump. Trước đó ông này đã bay tới Moscow, hẳn là để cầu cạnh quan thầy Nga hỗ trợ cho Hamas trong tình hình phe này đang mất dần quyền lực ở Gaza.

Việc Nga lẫn Hamas không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về chuyến thăm Moscow của phái đoàn Hamas khiến người ta tin rằng kết quả chuyến thăm của Hamas chỉ là con số 0. Đơn giản là vì Moscow chẳng mặn mà gì với sự cầu cạnh của Hamas. Mà có mặn mà đi nữa thì Moscow cũng chẳng thể giúp được gì cho Hamas khi mà Moscow hiện thời đang phải đối mặt với nhiều khó khăn của riêng mình. Hamas có thân thì tự lo lấy thân. Không lo được thì ráng chịu.

Việc Hamas tỏ ý muốn đàm phán với chính quyền ông Trump rõ ràng chỉ để nhằm vớt vát chút nào hay chút đó trong tình hình phe này đang suy yếu thảm hại và nhiều khả năng sẽ bị gạt ra rìa trong quá trình khôi phục Gaza thời hậu chiến. Đã xa rồi cái thời Hamas hống ha hống hách ở Gaza trước vụ 7 Tháng Mười. Có thể tin rằng chính Moscow dã gợi ý cho Hamas nên nói chuyện với Washington và đây là cách Moscow phủi tay với một Hamas đã hết thời.

Cũng có thể ông phó thủ lĩnh của Hamas này mong ông Trump sẽ nghĩ lại mà không di dời 2 triệu người dân Gaza ra khỏi Gaza, hoặc ít ra sẽ tìm cho họ một chỗ định cư lâu dài nếu không nước nào chịu nhận, vì chẳng lẽ lại đưa họ ra biển.

Chẳng biết liệu chính quyền ông Trump có thèm tiếp chuyện Hamas hay không khi mà trong mắt Washington, Hamas chẳng khác gì bọn ễnh ương, ếch nhái. Hiện có ý kiến khá có lý rằng nếu không có nước nào chịu nhận 2 triệu người Gaza thì Washington nên mua một hòn đảo ở Địa Trung Hải rồi đưa 2 triệu người này ra đó, phát mỗi người một cái cuốc, là xong!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: