Đức cử chiến hạm tới Biển Đông, thăm Việt Nam

“Chúng tôi muốn luật pháp hiện hành được tôn trọng, các tuyến đường biển có thể đi lại tự do, các xã hội cởi mở được bảo vệ và thương mại tuân theo các quy tắc công bằng”
Khu trục hạm Bayern (F-217) của Hải quân Đức trong một cuộc tập trận chung với Hải quân Hoa Kỳ ở biển Baltic. Ảnh U.S. Navy.

Hải quân Đức đã cử một chiến hạm đến Biển Đông lần đầu tiên sau gần hai thập niên, cùng với các quốc gia phương Tây khác mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực trong bối cảnh tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ngày càng tăng, Reuters đưa tin sáng nay thứ Hai ngày 2 Tháng Tám.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và thiết lập các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo trong vùng biển có mỏ khí đốt và tiềm năng hải sản dồi dào; đồng thời là hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới.

Hải quân Hoa Kỳ, trong cuộc biểu dương lực lượng chống lại các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, đã thường xuyên thực hiện các hoạt động được gọi là “bảo vệ tự do hải hành”, trong đó các chiến hạm Hoa Kỳ đi qua gần một số hòn đảo đang tranh chấp. Như thường lệ, Trung Quốc phản đối các sứ mệnh của Hoa Kỳ, nói rằng chúng không giúp thúc đẩy hòa bình hoặc ổn định.

Washington đã đặt việc chống lại Trung Quốc vào trọng tâm của chính sách an ninh quốc gia và đang tìm cách tập hợp các đồng minh và đối tác chống lại những gì được coi là các chính sách kinh tế và đối ngoại ngày càng mang tính cưỡng ép của Bắc Kinh.

Các quan chức ở Berlin cho biết hải quân Đức sẽ bám sát các tuyến đường thương mại chung. Tàu khu trục của Đức dự kiến sẽ không đi qua eo biển Đài Loan, một hoạt động thường xuyên khác của Hoa Kỳ bị Bắc Kinh lên án.

Tuy nhiên, Berlin đã nói rõ rằng sứ mệnh này nhằm nhấn mạnh thực tế là Đức không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông Việt Nam.

Đức đang cố gắng xử lý xung đột giữa lợi ích an ninh và lợi ích kinh tế vì Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Berlin. Các mặt hàng xuất cảng của Đức sang Trung Quốc đã giúp giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đến cảng Wilhelmshaven tiễn tàu khu trục Bayern khởi hành trong hải trình kéo dài bảy tháng đến Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Khu trục hạm Bayern dự kiến ​​sẽ đi qua Biển Đông vào giữa Tháng Mười Hai, trở thành chiến hạm đầu tiên của Đức đi qua khu vực này kể từ năm 2002.

Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer cho biết: “Chúng tôi muốn luật pháp hiện hành được tôn trọng, các tuyến đường biển có thể đi lại tự do, các xã hội cởi mở được bảo vệ và thương mại tuân theo các quy tắc công bằng”.

Các quốc gia bao gồm Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia và New Zealand, cũng đang mở rộng hoạt động ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông, để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: