Chuyện Đông chuyện Tây: Quyết chiến đến cùng

Israel trước viễn cảnh ngừng bắn dưới lực quốc tế (Time of Israel)

1.

Moscow luôn miệng nói nước Nga chẳng hề hấn gì bởi các lệnh cấm vận của Phương Tây, và rằng Nga tự tin đương đầu mọi thách thức.

Nhưng mới đây, Ngoại trưởng Nga là ông Sergei Lavrov thừa nhận thời gian gần đây ông gặp một số vấn đề khi tiếp nhiên liệu cho đội bay chuyên chở các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga đi công tác, do các lệnh trừng phạt mà Phương Tây áp đặt lên Nga.

Ông Lavrov kể rằng khi thay mặt Tổng thống Putin dự Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi, các công ty có thể tiếp nhiên liệu cho máy bay ở đấy đều không thuộc sở hữu của Nam Phi và họ không thể tiếp nhiên liệu cho máy bay của Nga. Vị Ngoai trưởng Nga này cho biết ông từng gặp khó khăn tương tự trong chuyến công tác đến Brazil.

Ông Lavrov từng cáo buộc lệnh trừng phạt của Mỹ đã gián tiếp gây ra vụ rơi chiếc trực thăng chở cố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hồi Tháng Năm 2024 khiến ông này tử nạn.

Có thể ông Lavrov đã đúng khi buông lời trách móc lệnh trừng phạt của Phương Tây. Và cũng có thể một ngày nào đó chiếc máy bay chở Ngoại trưởng Nga này rơi vì gặp trục trặc khiến ông thiệt mạng. Vì thế ông ta nên học nhảy dù ngay từ bây giờ.

2.

Basem Naim, một quan chức cấp cao của Hamas, nói phe này sẵn sàng ngừng bắn tại Gaza ngay lập tức nhưng cho tới nay vẫn không hề nhận được bất kỳ đề nghị nào từ Israel.

Điều này cho thấy Hamas đang rất thiết tha chờ đợi một lệnh ngừng bắn trong khi đang bị Israel dồn ép tơi tả, còn Israel thì ngược lại, không hề muốn ngừng bắn nhằm mục đích “xóa sổ Hamas khỏi mặt đất” như Tel Aviv từng tuyên bố sau vụ 7 Tháng Mười.

Trong khi đó, Qatar đồng ý trục xuất các thủ lĩnh cấp cao của Hamas ra khỏi thủ đô Doha, một động thái được cho là nhằm buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin.

Chính xác thì Hamas muốn một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn để phe này có thể gầy lại lực lượng trong khi lực lượng của họ đang bị Israel xé thành từng mảnh. Còn Israel chỉ muốn một lệnh ngừng bắn tạm thời để các con tin được trao trả mà thôi.

Câu hỏi đặt ra là nếu tình trạng hiện tại cứ tiếp diễn thì liệu Hamas có thể tiếp tục chịu đựng được mãi trước sự dồn ép của Israel hay không. Nếu không thì tốt nhất là Hamas nên thả hết con tin và giơ hay tay lên, không phải để cầu Allah ban sức mạnh mà là để đầu hàng Israel!

3.

Theo The New York Times và Financial Times, mới đây một số quan chức EU giấu tên nói rằng Ukraine có thể thay đổi lập trường của mình trước việc ông Trump chiến thắng ở cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Cụ thể là các quan chức EU giấu tên đó cho rằng Ukraine có thể nhượng lãnh thổ cho Nga để đổi lấy hòa bình và sự bảo đảm an ninh. Thế nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine là ông Rustem Umerov đã ngay lập tức bác bỏ điều này, cho rằng các quan chức EU giấu tên đó đã nói sai sự thật. “Toàn vẹn lãnh thổ là một phần trong các giá trị của Ukraine. Việc lấy lại biên giới năm 1991 vẫn là mục tiêu của chúng tôi”, ông Umerov khẳng định. Điều này có nghĩa là Ukraine vẫn cương quyết giành lại bán đảo Crimea bị Nga chiếm năm 2014. Và rằng Ukraine quyết không để mất một tấc đất nào vào tay Nga.

Câu hỏi đặt ra là vì sao các quan chức EU giấu tên kia lại nói như thế vào thời điểm này, khi mà Ukraine đang bị Nga lấn lướt trên chiến trường. Hẳn là vì các quan chức đó nghĩ rằng quân Ukraine đang sa sút tinh thần chiến đấu, dẫn tới việc Kyiv có thể chấp nhận nhượng lãnh thổ cho Nga để tránh phải đổ máu thêm nữa. Chỉ là Kyiv còn ngần ngại, chưa dám nói thẳng ra. Việc các quan chức EU giấu tên nhờ The New York Times và Financial Times đăng ý kiến của họ chính là để dò xét ý tứ của Kyiv.

Giờ đây, với lời tuyên bố dứt khoát của ông Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, EU hẳn không còn nghi ngờ gì nữa về quyết tâm của Kyiv trong việc giành lại lãnh thổ từ tay Nga. Không loại trừ Kyiv có thể phải nhượng Crimea cho Nga để đổi lấy hòa bình nhưng về mặt pháp lý, Ukraine không công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo này. Nghĩa là Crimea vẫn thuộc chủ quyền của Ukraine.

Một khi Ukraine đã tỏ quyết tâm chống Nga đến cùng thì EU cũng nên hỗ trợ Ukraine đến cùng. Có như thế, EU mới thực là đồng minh chí cốt của Ukraine. Và chỉ như thế, EU và Ukraine mới có thể buộc Nga phải từ bỏ mộng bá quyền.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: