Ông Tô Lâm và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại New York, ngày 24 Tháng Chín. (Hình: TTXVN)

1.

Ngày 25 Tháng Chín 2024, ông Trump đã công khai chỉ trích Tổng Thống Zelensky vì đã không chịu “thỏa hiệp với Nga.”

Cựu tổng thống Mỹ lập lại điều mà ông từng lải nhải trước đây, rằng nước Mỹ đã phung phí hàng tỷ đôla cho một kẻ như ông Zelensky vốn cứ khăng khăng chống Nga đến cùng.

Ông Trump cũng chỉ trích Tổng Thống Biden lẫn bà Harris vì cứ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Ông Trump tái cam kết rằng Mỹ sẽ chấm dứt viện trợ cho Ukraine ngay lập tức nếu ông đắc cử tổng thống.

Về phần mình, ông Zelensky chỉ trích kế hoạch của ông Trump về kết thúc xung đột Nga-Ukraine, cho rằng kế hoạch đó gây thiệt hại cho Ukraine bới nó đòi Ukraine phải mất đất cho Nga.

Ông Trump luôn nói mình rất hòa hợp với ông Putin, và rằng nếu ông là tổng thống chứ không phải ông Biden thì chiến tranh Nga-Ukraine đã không xảy ra. Nhiều người tin lời ông Trump khi ông khoe mình hòa hợp với ông Putin. Họ cũng tin rằng nếu Nga gây chiến với Mỹ hòng lấy lại Alaska thì thế nào ông Trump cũng đồng ý trả lại Alaska cho Nga ngay lập tức và vô điều kiện, để gọi là tránh xung đột máu me cũng như để tỏ lòng hòa hợp với Nga.

2.

Vừa qua, trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Iran là ông Masoud Pezeshkian nói rằng Iran chưa bao giờ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine. Ông gọi cuộc xâm lược này của Nga là “hành động đáng xấu hổ.”

Phát biểu này của vị tổng thống Iran cho thấy Iran đang muốn quay lưng với Nga, Và với những lời lẽ hòa hoãn trước đó với Phương Tây của ông Pezeshkian, giới quan sát tin rằng Iran sẵn sàng từ bỏ sự hỗ trợ của Nga để đổi lấy việc Phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt lên Iran, cũng như để đạt được mối quan hệ hữu hảo với Phương Tây.

Đây không phải lần đầu tiên Tehran tỏ thái độ khó chịu với Nga. Trước đó, Tehran từng phản đối mạnh mẽ việc Moscow ủng hộ xây dựng hành lang Zangezur. Hành lang này dự kiến sẽ nối Azerbaijan với vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia, nước được Iran ủng hộ trong cuộc tranh chấp giữa Armenia với Azerbaijan về vùng đất Karabakh. Hành lang Zangezur được cho là sẽ làm thay đổi cục diện địa chính trị khu vực, tạo nên những căng thẳng mới giữa các nước liên quan.

Có thể nói tuyên bố của tổng thống Iran ngay tại Đại Hội Đồng LHQ là một gáo nước lạnh tạt vào mặt Moscow. Với việc bị các đồng minh thi nhau rời bỏ, Nga đang ngày càng đơn độc giữa thế giới này.

Song vấn đề chính của Moscow lúc này có lẽ không phải là sự cô đơn, mà là sự chia rẽ ngày càng tăng trong nội bộ nước Nga. Một nước Nga suy yếu vì chiến tranh càng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ đó, dẫn tới sự sụp đổ của nước Nga, khiến Nga tan rã thánh nhiều quốc gia như Liên Xô trước đây.

Việc Liên Xô tan rã là điều khó ai ngờ, vậy mà nó vẫn xảy ra. Cho nên việc nước Nga tan rã sẽ không phải là điều quá bất ngờ. Đừng bao giờ xem thường một đốm lửa, bởi nó có thể làm cháy cả căn nhà. Ukraine rất có thể chính là đốm lửa làm cháy ngôi nhà Nga.

3.

Hôm 25 Tháng Chín 2024, nhiều báo Đảng cùng đưa tin “Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Tô Lâm gặp Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky.”

Với hai bức hình chụp ông Tô Lâm bắt tay ông Zelensky và phái đoàn Việt Nam gặp gỡ phái đoàn Ukraine, các báo đó cùng viết vỏn vẹn mấy dòng như nhau: “Nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, sáng 24 Tháng Chín 2024 (giờ địa phương), tại New York, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Tô Lâm gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.”

Và đó là tất cả. Các báo Đảng này không hề viết thêm bất cứ điều gì. Vậy là đủ hiểu!

4.

Hôm 26 Tháng Chín 2024, báo VNExpress có bài tựa “31 giờ du khách việt mắc kẹt trên núi tuyết ở Thụy Sĩ.”

Bài báo này viết về ông Nguyễn Thanh Tùng, một trong hai người Việt bị mắc kẹt trên núi Matterhorn và được đội cứu hộ vùng Zermatt giải cứu thành công sáng 24 Tháng Chín.

Sau khi được giải cứu, ông Tùng cho biết mình luôn tự hào là người Việt nên mỗi khi leo núi thường mang theo “cờ tổ quốc” (cờ đỏ sao vàng). Lần này cũng không ngoại lệ. Và, theo lời ông Tùng, nhờ quấn quanh người “cờ tổ quốc” nên ông được hỗ trợ chống lại cái giá lạnh của bão tuyết.

Vậy là mong muốn chinh phục ngọn Matterhorn của ông Tùng đã không thể thành hiện thực do khả năng yếu kém của ông. Đã thế ông còn làm phiền người khác phải lo cứu ông thoát khỏi chết cóng.

Vậy là “cờ tổ quốc” của ông Tùng đã không thể được cắm lên ngọn Matterhorn  cho thiên hạ dòm . Dẫu sao, nhờ quấn “cờ tổ quốc” mà ông đỡ rét phần nào. Vậy cũng đủ tự hào về “cờ tổ quốc” lắm rồi!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: