Tường đá Jerusalem với đồ trang trí thủ công bằng gốm. (Hình minh họa: Anya Chernik/Unsplash)

Mới đây, trả lời phỏng vấn của một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là điều duy nhất có thể giúp chấm dứt xung đột và mang lại hòa bình cho vùng Trung Đông.

Hẳn ông Lavrov có lý khi tuyên bố như vậy. Song tuyên bố của ông ta lại chẳng có gì mới mẻ. Bao lâu nay người ta vẫn nói thế nhưng có giải quyết được gì đâu. Nói như thế, Nga đã tỏ ra không thực lòng muốn giải quyết vấn đề Palestine, nhất là khi ông ngoại trưởng Nga này nói thêm rằng một nhà nước Palestine độc lập phải nằm trong phạm vi biên giới năm 1967. Nghĩa là, theo ý ông Lavrov, một nhà nước Palestine độc lập phải có thủ đô là Đông Jerusalem, vốn đã rơi vào tay Israel kể từ Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967.

Rốt cuộc, mấu chốt của vấn đề Palestine vẫn cứ lại là Đông Jerusalem, vốn được xem là chìa khóa mở ra hòa bình Trung Đông. Và khi nhắc tới Đông Jerusalem, thiết nghĩ người ta cần hiểu rằng nếu người Palestine cứ khăng khăng đòi đó phải là thủ đô của một nhà nước Palestine độc lập trong tương lai thì e rằng cái nhà nước đó sẽ chẳng bao giờ có thể ra đời. Bởi đơn giản là nó đang nằm trong tay người Israel, và rằng người Israel chắc chắn sẽ không bao giờ trả nó cho người Palestine. Người Palestine có nằm mơ cũng không thể thấy Đông Jerusalem trở về với họ.

Cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng mạnh. Muốn lấy lại Đông Jerusalem, Palestine phải có thực lực. Mà điều này thì Palestine chẳng có gì để so sánh với Israel.

Chính quyền Việt Nam cũng thường xuyên lập đi lập lại rằng đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, rằng có đủ chứng cứ để chứng minh điều đó. Tất nhiên là Việt Nam đúng khi tuyên bố như vậy. Nhưng thực tế là Việt Nam chỉ có thể thực hiện chủ quyền của mình với Hoàng Sa ở cửa miệng mà thôi. Với quân lực yếu kém so với Trung Quốc, thì Việt Nam làm sao có thể lấy lại được Hoàng Sa. Rất có thể một ngày nào đó Trung Quốc gặp nội loạn, chính quyền trung ương suy yếu bỏ mặc Hoàng Sa, thì Việt Nam sẽ nhân cơ hội đó mà chiếm lại Hoàng Sa. Nhưng e rằng sau khi chiếm lại đảo này thì Việt Nam khó giữ được lâu. Bởi một khi Trung Quốc chấm dứt nội loạn, Bắc Kinh sẽ sớm cho quân cướp lại Hoàng Sa và Việt Nam khó lòng chống đỡ. Có cầm cự được một thời gian rồi cũng phải buông.

Nói thẳng ra, việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là điều ai cũng muốn. Nhưng nó lại tùy thuộc vào chính người Palestine, chứ không phải Israel. Và đừng nước nào phán rằng một nhà nước Palestine độc lập phải gắn với thủ đô là Đông Jerusalem. Bởi phán như thế là không thực lòng muốn giải quyết vấn đề, là không thực lòng với nhân dân Palestine vốn đã chịu bao nhiêu đau khổ mấy chục năm qua.

Một điều đáng nực cười là trong khi tỏ ra sốt sắng với hòa bình Trung Đông, ông Lavrov nói rằng ông lo lắng trước việc hàng ngàn người Palestine đã thiệt mạng do giao tranh giữa các bên với Israel. Nhẽ ra ông ta nên dành sự quan tâm cho cái chết của hàng ngàn người Ukraine vì sự xâm lược của Nga mới phải. Hay ông ta nghĩ rằng mạng người Ukraine chẳng hơn gì giun dế, không đáng quan tâm? Thằng ăn cướp mà nói chuyện đạo đức thì chẳng ai muốn nghe.

Iran là nước từ lâu tài trợ cho Hamas, Hezbollah… Các phe này khó lòng tồn tại nếu không có sự chống lưng của Iran. Nga lúc này chưa đủ uy tín ở Trung Đông để khuyên phe này phe kia làm thế này, làm thế nọ. Nhưng Iran thì có thể. Nếu thực lòng với hòa bình Trung Đông nói chung và với một nhà nước Palestine độc lập nói riêng, Nga nên đề nghj Iran có lời khuyên cho người Palestine là hãy từ bỏ ý nghĩ Đông Jerusalem phải là thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai. Chỉ như thế một nhà nước Palestine độc lập mới có thể ra đời. Và chỉ như thế vùng Trung Đông mới có thể sống trong một nền hòa bình lâu dài và bền vững.

Trong một nền hòa bình như thế, Israel và Iran hoàn toàn có thể làm bạn với nhau, chấm dứt bao năm dài thù hận.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: