Sức kháng cự kiên cường của quân Ukraine cũng là một bài học lớn cho Nga. (Hình: Slava Ukraini)

1.

Phương Tây đã có phản ứng tích cực sau khi Israel tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh Hamas là Yahya Sinwar.

“Bây giờ là lúc để tiến lên. Đã tới lúc kết thúc cuộc xung đột và đưa các con tin về nhà,” Tổng Thống Joe Biden nói.

Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc Yahya Sinwar là kẻ chịu trách nhiệm chính vụ 7 Tháng Mười khiến 1,200 người thiệt mạng và hàng trăm người bị Hamas bắt làm con tin.

Thủ Tướng Ý Giorgia Meloni cam kết sẽ hỗ trợ cho công cuộc tái thiết Gaza một khi hòa bình quay trở lại nơi đây.

Giờ thì kẻ chủ mưu đã phải đền tội. Có một điều làm nhiều người thắc mắc, đó là trong khi cho rằng mình không hề có vai trò gì trong chiến dịch dẫn tới cái chết của Yahya Sinwar, Mỹ lại nói đã đóng góp thông tin tình báo cho Israel trong việc theo dõi và xác định vị trí của các thủ lĩnh Hamas.

Thay thế Ismail Haniyeh, người bị Israel sát hại ở Tehran, Sinwar được coi là lãnh đạo quyền lực nhất của Hamas. Ông ta luôn từ chối mọi cuộc đàm phán với Israel, khiến quá trình đàm phán về ngừng bắn ở Gaza lâm bế tắc.

Nhiều người cho rằng việc Sinwar thiệt mạng có thể chưa phải là hồi kết cho Hamas. Dẫu sao những ai quan tâm tới Palestine có quyền hy vọng cái chết của ông ta sẽ mở ra một chương mới cho dân tộc này. Cái chết của Sinwar là nỗi đau của Hamas nhưng có thể lại là tin tốt lành cho đất nước Palestine. Tổng Thống Biden có lý khi nói “Yahya Sinwar là một trở ngại cho hòa bình ở Gaza. Giờ đây trở ngại đó không còn nữa.”

2.

Một câu hỏi được đặt ra là sau cái chết của Sinwar, liệu xung đột ở Gaza sẽ chấm dứt hay càng gia tăng?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas này khiến Israel và Phương Tây hồ hởi, tin rằng ngày tàn của Hamas đã tới. Nhưng Iran, nước đỡ đầu của Hamas, lại cho rằng sự phản kháng dành cho Israel sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa.

Trong một thông điệp gởi đi sau đó, Thủ Tướng Israel là Benjamin Netanyahu tuyên bố cuộc chiến sẽ tiếp diễn cho tới khi các con tin bị Hamas bắt giữ được trả tự do. Còn Iran hăm dọa các lực lượng ủy nhiệm của nước này tại Trung Đông sẽ đáp trả Israel một cách khốc liệt.

Chưa rõ Iran sẽ làm gì để giúp các lực lượng ủy nhiệm của mình “đáp trả Israel một cách khốc liệt” khi mà bản thân Iran đang cố sức tránh đối đầu với Israel. Chưa rõ Hamas và Hezbollah có thể làm gì để biến lời hăm dọa của Iran thành hiện thực, khi mà các lực lượng này đang như rắn mất đầu. Hăm thì dễ mà làm thì không dễ đâu. Haniyeh, Nasrallah, Sinwar lần lượt bị Israel cho về chầu Allah. Thủ lĩnh  còn không giữ được mạng thì các phe này đòi đánh đấm kiểu gì?

Bị Israel đập cho tơi tả, liệu Hamas, Hezbollah còn đủ sức để thổi bùng ngọn lửa căm hờn với kẻ thù hay không? Và ngay cả khi các lực lượng này vẫn còn đủ sức thổi bùng ngọn lửa, thì liệu ngọn lửa đó có thiêu đốt được Israel hay không, hay ngược lại, sẽ thiêu đốt chính họ?

Tehran cần can đảm để nhìn thấy sự thật rằng chính sự hà hơi tiếp sức của Iran dành cho Hamas, Hezbollah đã góp phần làm Trung Đông rối loạn như hiện nay. Trước Đại Hội đồng LHQ, TT Iran là ông Masoud Pezeshkian từng tuyên bố rằng “nếu Israel hạ vũ khí thì Iran cũng sẽ hạ vũ khí.” Có lẽ nói ngược lại mới đúng: “Nếu Iran hạ vũ khí thì Israel cũng sẽ hạ vũ khí”!

3.

Ông Trump mới đây chỉ trích Tổng Thống Zelensky không chỉ thất bại trong việc tìm kiếm hòa bình với Nga mà còn khiến xảy ra xung đột với Nga.

“Xung đột Nga-Ukraine là cuộc chiến vô nghĩa,” ông Trump nói thêm. Dường như ông cựu tổng thống Mỹ này không hiểu mình đang nói gì. Ông ta cần hiểu rằng cuộc chiến Nga-Ukraine chỉ vô nghĩa với những người như ông thôi. Còn với Ukraine, đó là cuộc vệ quốc vĩ đại chống lại quân xâm lược Nga do Putin đứng đầu, kẻ mà ông Trump luôn coi là bạn bè thân thiết và rất hiểu ông. Chống kẻ thù xâm lược thì không thể gọi là vô nghĩa.

Mặt khác, đổ lỗi cho Tổng Thống Zelensky thất bại trong tìm kiếm hòa bình với Nga, ông Trump đã lờ đi rằng chính Putin là kẻ không hề muốn tìm kiếm hòa bình với Ukraine, khi mà Nga luôn đòi Ukraine phải nhượng đất thì mới chấp nhận đàm phán. Với một kẻ bạo ngược như Putin, thì ông Zelensky biết tìm kiếm hòa bình làm sao đây. Dường như ông Trump xem việc Ukraine nhượng đất cho Nga cũng đơn giản như ông bán một bất động sản để kiếm lời.

Một điều nữa, thay vì đổ lỗi Tổng Thống Zelensky đã để xung đột xảy ra, ông Trump nên đổ lỗi đó cho Putin mới đúng. Bởi xung đột Nga-Ukraine xảy ra là do tham vọng của Putin, kẻ luôn thèm muốn vùng Donbas giàu tài nguyên của Ukraine, sau khi đã thôn tính Crimea.

Với quan điểm sai trái về đạo lý của mình, ông Trump có vẻ rất thích làm cái loa không công cho Moscow.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: