San Blas Islands, Panamam. (Hình minh họa: Angel Silva/Unsplash)

Không chỉ Greenland, cả vấn đề kênh đào Panama cũng đang rất nóng và thu hút sự quan tâm lớn của dư luận thế giới.

Tổng Thống Donald Trump đe dọa sẽ “đòi lại” kênh đào Panama vì cho rằng tàu thuyền Mỹ bị thu phí quá cao khi qua lại con kênh nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương này, đồng thời cảnh báo những ảnh hưởng tiềm tàng của Trung Quốc đối với tuyến giao thông quan trọng này.

Kênh Panama vốn là tuyến đường thủy quan trọng với hàng chục ngàn tàu thuyền qua lại mỗi năm, và Mỹ là nước sử dụng nhiều nhất con kênh này. Tổng Thống Panama là Jose Mulino tức thì đáp trả đe dọa của ông Trump, nhấn mạnh chủ quyền “không thể tranh cãi” của Panama với kênh Panama, và rằng Trung Quốc không có ảnh hưởng gì tới việc quản lý kênh.

Mặc dù Trung Quốc một mực khẳng định không có liên quan gì tới kênh Panama song Mỹ lại có lý do để tin rằng Trung Quốc đang muốn kiểm soát con kênh này khi mua chuộc Tổng Thống Jose Mulino để nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang công nhận Trung Quốc. Mỹ tin rằng Trung Quốc làm thế là nhằm kiểm soát Panama nói chung và kiểm soát kênh đào Panama nói riêng.

Có thể nói Trung Quốc đã đi nước cờ sai khi muốn chính quyền Panama cắt quan hệ với Đài Loan. Tưởng khôn mà hóa dại. Và ông Trump cho rằng chính quyền Panama, khi để Trung Quốc can dự vào việc kiểm soát kênh Panama, là đã vi phạm tính trung lập của kênh đào, vốn được ghi trong thỏa thuận chuyển giao kênh được ký giữa Mỹ và Panama năm 1977, thời Tổng Thống Jimmy Carter.

Pháp bắt đầu xây dựng kênh Panama vào năm 1881 nhưng về sau phải dừng lại vì các vấn đề kỹ thuật và vì tỷ lệ tử vong cao của công nhân. Mỹ tiếp quản dự án vào năm 1904 dưới thời Tổng Thống Theodore Roosevelt. Tổng Thống Jimmy Carter bị nhiều người Mỹ chỉ trích vì đã ký thỏa thuận trao kênh đào cho Panama. Tổng thống thứ 40 của Mỹ là Ronald Reagan, người chiến thắng áp đảo ông Jimmy Carter trong cuộc bầu cử tổng thống, khẳng định Mỹ là chủ sở hữu hợp pháp của kênh, bởi cho rằng “Mỹ đã mua nó, trả tiền cho nó và xây dựng nó.”

Nhìn lại lịch sử, lãnh thổ Panama ngày nay vốn do Colombia kiểm soát. Nhưng một cuộc nổi dậy do Mỹ hỗ trợ đã dẫn tới sự chia cắt giữa Panama và Colombia, hình thành nước cộng hòa Panama vào năm 1903.

Được hình thành năm 1914 và có chiều dài hơn 80km, kênh Panama củng cố vị thế của Mỹ như một siêu cường về kỹ thuật và công nghệ. Hiệp Hội Kỹ Sư Xây Dựng Hoa Kỳ xếp kênh này là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.

Kênh đào Panama được chuyển giao từ Mỹ sang Panama năm 1999, theo thỏa thuận được ký năm 1977 giữa Mỹ và Panama. Nay, Tổng Thống Trump cho rằng việc Panama giao quyền kiểm soát cho Trung Quốc là sai về mặt đạo đức cũng như pháp lý. Và rằng Mỹ có quyền yêu cầu Panama trả lại kênh này cho Mỹ. Tổng Thống Trump không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để chiếm kênh Panama.

Vấn đề là dẫu Mỹ dùng biện pháp quân sự để chiếm kênh đào này thì Nga lại rất khó mở mồm chỉ trích Mỹ, vì Nga chính là nước đang xâm lược Ukraine. Kẻ xâm lược làm gì có tư cách chỉ trích ai. Còn Trung Quốc chưa bao giờ trích cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine thì cũng không có tư cách gì để chỉ trích Mỹ.

Hoàn toàn có thể tin rằng Trung Quốc sẽ dùng chiến lược bẫy nợ đối với chính quyền của Tổng Thống Jose Mulino hầu thâu tóm kênh Panama.  Mỹ cần ra tay sớm trước khi nó rơi vào tay Trung Quốc.

Về phần mình, nếu Panama không muốn Mỹ sử dụng vũ lực để chiếm kênh đào thì có lẽ nước này nên tuyên bố muốn trở thành một tiểu bang của Mỹ!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: