1.
Trong khi bà Claudia Sheinbaum Pardo, nữ tổng thống đầu tiên của Mexico từ chối lời mời tới thăm Ukraine của TT Zelensky, thì TT Nga Putin nói sẽ không tới Mexico dự lễ nhậm chức tổng thống của bà Claudia Sheinbaum Pardo.
Tất nhiên việc ông Putin từ chối tới Mexico không phải để trả đũa việc bà TT Mexico từ chối tới Ukraine. Ai cũng tin rằng đó là do ông Putin lo ngại rằng nếu đặt chân tới Mexico, thì ông sẽ bị bắt giao cho ICC xét xử.
Đành rằng Mexico là thành viên của ICC, song trước đó TT đương nhiệm của nước này là ông Obrador đã cam kết với Putin rằng Mexico sẽ không bắt giữ ông ta. Điều ông Putin lo lắng là ông Obrador cam kết nhưng chưa chắc cấp dưới của ông ta đã cam kết. Họ hoàn toàn có thể bị ai đó mua chuộc. Vụ máy nhắn tin nổ hàng loạt ở Li băng là điều không ai ngờ, vậy mà nó vẫn xảy ra. Song người ta hoàn toàn có thể ngờ rằng việc ông Putin bị đánh thuốc mê ở Mexico rồi đem lên máy bay chở thẳng tới La Haye là điều hoàn toàn có thể. Chuyện này xem ra còn dễ hơn nhiều điệp vụ khó khăn mà điệp viên 007 phải thực hiện.
Mexico và Nga không phải là hai nước quá thân thiện. Việc Mexico mời Putin tới dự lễ nhậm chức của bà tổng thống chẳng qua là theo thông lệ ngoại giao mà thôi, chứ chẳng phải do yêu quí ông ta lắm đâu. Putin hẳn cũng biết thế nên từ chối là phải. Đi cho có mặt thì đi làm gì. Mà với Putin, Mexico là nước xa lắc xa lơ, đâu gần sát như Mông Cổ. Tới Mexico để không may bị lôi đầu ra trước vành móng ngựa ICC thì quá nhục cho tổng thống nước Nga!
2.
Sau khi Israel được cho là kẻ chủ mưu vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin ở Li băng, thủ lính của Hezbollah là Nasrallah nói rằng Israel đã vượt qua “mọi lằn ranh đỏ”.
Nhiều người thắc mắc về cái gọi là “lằn ranh đỏ” của Hezbollah : Nó là cái quái gì vậy? Hay Nasrallah thấy Nga thường xuyên sử dụng cụm từ này nên bắt chước nói theo cho nó oách?
Nếu vậy thì ông thủ lĩnh Hezbollah chỉ chọc cười thiên hạ. Cái lằn ranh đỏ của Nga còn chẳng ai sợ thì Israel việc gì phải sợ cái lằn ranh đỏ khỉ gió của Hezbollah. Lằn ranh đỏ vốn là cụm từ mà người ta đặt ra để chỉ mức giới hạn. Nếu ai vượt qua nó thì người ta sẽ có cơ sở để đáp trả đích đàng. Dạo gần đây, trước sự chống trả mãnh liệt của Ukraine, Nga thường mang bom hạt nhân hoặc “lằn ranh đỏ” ra dọa Ukraine và Phương Tây. Song sự dọa nạt này xem ra không thành công.
Bom hạt nhân hay “lằn ranh đỏ” nhẽ ra là những từ ngữ khiến đối phương phải e dè. Nhưng giờ đây, những từ ngữ đó mà Nga hay Hezbollah sử dụng chỉ khiến kẻ thù nhún vai, cười nhạt.
3.
Đạn dược do Ấn Độ sản xuất được các khách hàng Châu Âu chuyển một phần cho Ukraine. Chính quyền Ấn Độ được cho là đã không can thiệp vào việc này, bất chấp sự phản đối của Nga.
Nga đã nêu vấn đề này với Ấn Độ, song Ấn lại đáp rằng mình không hề gởi hay bán đạn dược cho Ukraine. Theo giới quan sát, số đạn dược do Ấn sản xuất và được Ukraine sử dụng chỉ chiếm chừng 1% tổng số vũ khí mà Ukraine nhập khẩu từ khi chiến tranh bùng nổ.
Khó mà tin vào lời của Ấn khi nước này bảo rằng họ không biết gì về chuyện đạn dược do Ấn sản xuất được chuyển sang Ukraine. Song có thể tin rằng lượng đạn dược đó chỉ là nhỏ nhoi, và gần như không tạo mấy lợi thế cho Ukraine trên chiến trường. Nga có lẽ cũng biết điều đó nên chỉ phản ứng gọi là. Còn Ấn chỉ giải thích gọi là với Nga cho qua chuyện.
Nói tóm lại, Ấn muốn thả nổi chuyện này, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Song có thể hiểu qua chuyện đó, Ấn muốn cho thế giới thấy rằng Ấn không hề đứng về phía Nga, và rằng Ấn cũng biết chính nghĩa đứng về phía ai trong xung đột Nga-Ukraine. Chỉ là Ấn không nói thẳng ra mà thôi.
Nói đi nói lại, chuyện số ít đạn dược do Ấn sản xuất và được chuyển cho Ukraine chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện Ấn mua dầu giá bèo của Nga với số lượng khổng lồ mới là chuyện lớn. Và Nga cũng biết thế nên chỉ phản đối cho có chứ không làm găng. Mà có muốn làm găng cũng chẳng được. Làm găng bằng cách hăm dọa không tiếp tục bán dầu cho Ấn ư? Chắc Nga không điên tới mức đó.
Rất có lý nếu cho rằng Ấn xem xung đột Nga-Ukraine là cơ hội để mua dầu giá bèo của Nga để phát triển kinh tế. Nhưng có lẽ không chỉ bấy nhiêu. Có thể Ấn còn xem cuộc xung đột này là cơ hội để phát triển ngành xuất khẩu vũ khí của mình vốn có nhiều bạn hàng khắp thế giới.
Cho nên bảo con bò Ấn Độ láu cá là vì vậy.