Người Hoa, họ khéo hơn mình

(Unplash)

Mới đây trước tòa, Bà Trương Mỹ Lan (tên thật là Trương Muội), phủ nhận đưa hối lộ $5,2 triệu, làm tôi nhớ lại câu nói của anh Ân: “Người Hoa, họ khéo hơn mình”.

Anh Ân là nhân viên từ thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa, được lưu dụng làm việc sau 1975. Hễ người Hoa đưa phong bì thì anh nhận một cách dễ dàng, nhưng người Việt mà cho cái gì, anh cũng đẩy tới đẩy lui.

Tôi lấy làm lạ, nhân lúc uống bia thâm tình, bèn hỏi anh: “Sao người Hoa cho gì anh cũng dễ nhận mà người Việt thì anh không nhận?”. Anh trả lời rằng, ‘người Hoa họ khéo hơn mình. Một khi họ đưa tiền cho ai là họ đã tính toán lời lỗ, trước sau, và rất kín tiếng. Họ không bao giờ tố ai. Còn người Việt của mình, bô bô cái miệng, ăn của họ một đồng là cả làng cả xã đều biết, có khi còn bị tố tới tố lui. Nguy hiểm! Từ thời ông Thiệu, chức quận trưởng quận 5 – Chợ Lớn là phải mua với giá cao, vì ở đó có nhiều lộc của người Hoa mang lại. Quận trưởng nào mà không chịu ăn thì người Hoa mua cấp trên để đổi đi. Anh sợ người Việt mình lắm. Anh là dân lưu dung, chỉ cần có tiếng xì xào là bị đuổi việc ngay’.

Thời đó, tôi mới đi làm, thời gian sinh sống ở Sài Gòn cũng chưa lâu, chưa hiểu hết những gì mà anh Ân nói và cũng chưa giải thích được, tại sao “Người Hoa, họ lại khéo hơn mình?”. Nhưng càng ngày, tôi càng nhận ra “Người Hoa, họ khéo hơn mình”, tức là khéo đưa hối lộ hơn mình, có nguyên nhân sâu xa từ lịch sử thương nhân, lịch sử di dân của người Hoa đến Việt Nam.

Trong tiếng Hoa, hối lộ (贿赂) có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là ‘mở đường’. Thương nhân trên hành trình ‘con đường tơ lụa’, mỗi chặng đường đều phải có người dẫn đường, và phải trả tiền cho người dẫn đường này, gọi là hối lộ.

Hối lộ là một khoản phí được hạch toán vào giá thành hàng hóa, gọi là lộ phí, hay mãi lộ. Mãi lộ là khoản phí mua đường để ‘đi đến nơi – về đến chốn’, mà nếu không mua đường thì ‘đi hết hơi – về hết vốn”. Điều này có nghĩa là, hối lộ gắn liền với nghề nghiệp thương nhân, ‘phi hối lộ bất thành thương nhân’.

Người Hoa coi ‘hối lộ’ là việc bình thường, cần phải có, trên hành trình kinh doanh và di dân. Thời chúa Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời Việt Nam Cộng Hòa hay thời bây giờ, thì họ cũng ‘mở đường’ kinh doanh theo một cách rất khéo léo, giữ chữ tín và kín tiếng. Họ thành công trong kinh doanh là có lý do sâu xa từ ‘hối lộ’ khai thông với thế giới này. Ở đâu, người Hoa cũng kín tiếng hối lộ mở đường làm lợi thế trong mọi giao dịch, kinh doanh.

Bà Trương Mỹ Lan phủ nhận lời khai của Võ Tấn Hoàng Văn, đưa cho bà Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu đô la, và trước đó, là kín tiếng trước lời khai của ông Dương Chí Dũng, cũng là theo truyền thống kín tiếng hối lộ – mở đường kinh doanh và di dân của người Hoa trong lịch sử.

Bà Đỗ Thị Nhàn khai tổng giám đốc SCB đưa tiền và nói ‘đừng làm khó chính mình’, cũng là theo truyền thống ‘mở đường’ sinh tử của người Hoa ở chợ Lớn thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho nên, riêng khoản hối lộ thì người Hoa, theo hoàn cảnh và truyền thống, thương nhân và di dân, họ khéo hơn người Việt Nam.

Với gia sản khổng lồ như thế, có thể suy luận rằng, bà Trương Mỹ Lan, trong mấy chục năm kinh doanh, đã rất biết cách mở đường đến những địa chỉ cần thiết; và lần này, mở đường đến nhà Bà Đỗ Thị Nhàn và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ là một lần mở đường cụ thể.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: