8 hành vi phổ biến mà chúng ta thường hay bắt chước lẫn nhau

(Minh họa: Julia Avamotive/Pexels)

NEW YORK CITY, New York (SGN) – Một trong những hành động và thói quen vô thức của con người chính là hành vi bắt chước người khác.

Ví dụ điển hình của hiện tượng này là như khi chúng ta thấy người khác cười, chúng ta cũng cười theo. Đây là hành vi tồn tại từ khi có sự xuất hiện và sinh tồn của loài người. Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng và thiết yếu trong quá trình tiến hóa và từ đó, chúng ta tìm ra những hành vi được và không được chấp nhận trong xã hội.

Dưới đây là tám hành vi mà con người thường hay bắt chước lẫn nhau trong đời sống hằng ngày mà họ không hề hay biết, theo trang mạng Brightside.

1. Mỉm cười

Nếu bạn mỉm cười khi người khác làm điều đó, điều đó có thể có nghĩa là bạn đang thể hiện sự đồng cảm với mọi người. Khi bắt chước mỉm cười, chúng ta đang cố gắng trải nghiệm những gì người khác đang cảm thấy. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta đọc được khuôn mặt của người khác.

2. Niềm vui

Chúng ta thường sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn nếu được tiếp xúc trực tiếp với một người luôn cảm thấy hạnh phúc. Tâm trạng của họ có xu hướng dễ lây lan trong mọi việc họ làm vì cảm xúc lúc này của những người hạnh phúc và vui vẻ rất mạnh.

Một ví dụ về điều này có thể được nhìn thấy ở một giáo viên thực sự hào hứng và đam mê với công việc giảng dạy của mình. Học sinh của họ sẽ quan tâm đến những gì họ nói; đồng thời cũng cảm thấy vui vẻ và hào hứng với môn học.

Một ví dụ đơn giản khác là khoảnh khắc tận hưởng hoàng hôn cuối ngày, nó sẽ khiến bạn cảm thấy bình yên, an nhiên và hạnh phúc. Vì vậy, nếu cảm thấy buồn chán, hãy gặp gỡ một vài người bạn, bạn sẽ được “lên dây cót” tinh thần ngay lập tức. Hoặc bạn chỉ cần dậy sớm tận hưởng không khí buổi sáng mát lành khi mặt trời mọc, hoặc lúc hoàng hôn buông xuống.

3. Hành vi xã hội

Chúng ta sao chép hành vi của bạn bè và những người thân thiết xung quanh vì nó tạo ra mối liên kết bền chặt hơn. Chúng ta thậm chí có thể làm điều đó trong vô thức mà không nhận ra.
Ví dụ vợ chồng sau khi kết hôn, đặc biệt là những người ở bên nhau lâu năm, sẽ có nét mặt giống nhau theo năm tháng; đồng thời hành vi và cả thói quen của họ cũng sẽ dần trở nên y chang nhau hơn.

4. Ngáp

Khi thấy một người ngáp, chúng ta thường có khuynh hướng làm theo mà không hề suy nghĩ. Đặc biệt, hành vi này là thể hiện dấu hiệu của sự đồng cảm ở người. Trên thực tế, việc ngáp rất dễ lây lan đến mức ngay cả những con chó cũng ngáp khi chúng ta làm điều đó. Các nhà khoa học cho rằng đây cũng là một dấu hiệu của sự liên kết xã hội.

Chúng ta thường hay thèm ăn khi thấy người khác đang thưởng thức món của họ, đặc biệt là đồ ngọt. (Minh họa: Adrienn/Pexels)

5. Thèm ăn

Nếu bạn biết một người thèm ngọt nhưng đang tập thói quen ăn ít đường lại, hãy cố gắng không ăn đồ ngọt trước mặt họ. Đó là bởi vì khi họ thấy người khác ăn gì đó, họ sẽ có cảm giác thèm ăn và muốn ăn. Điều này có thể khiến những người ăn kiêng muốn ăn ngọt trở lại vì lúc này não của họ kích hoạt các tế bào thần kinh phản chiếu, khiến họ thèm ăn.

6. Tiếng cười

Trên thực tế, tiếng cười là một thứ rất dễ lây lan. Vì đó là âm thanh tích cực, do đó con người có xu hướng sao chép và bắt chước biểu cảm khuôn mặt khi một người đang cười.

7. Đồng cảm
Nếu bạn được đón tiếp tốt, nhiệt tình và hiếu khách khi đến một nhà hàng, bạn sẽ cảm thấy được chào đón nhiều ở nơi này hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có xu hướng quay lại đây thường xuyên hơn. Nếu người nhân viên phục vụ bạn một cách lịch sự, niềm nở và tử tế, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và sẵn sàng cho tiền tip nhiều hơn.

8. Rùng mình

Dựa vào mức độ đồng cảm của một người, họ có thể ít nhiều cảm thấy lạnh khi thấy người khác trải qua cái lạnh. Một cuộc nghiên cứu quan sát bàn tay của người tham gia cho thấy, nếu bạn thấy bàn tay của ai đó bị nhúng vào nước thật lạnh thì bàn tay của chúng ta cũng trở nên lạnh hơn. Người càng đồng cảm thì bàn tay của họ càng lạnh.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: