Cà chua là thực phẩm rất phổ biến từ Tây sang Ta, và là loại rau củ được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.
Không chỉ có thể chế biến thành nhiều món ngon miệng, cà chua từ lâu đã nổi tiếng trong việc đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cường và ổn định sức khỏe lâu dài.
Thành phần dinh dưỡng có trong cà chua
Có 95% trọng lượng trong cà chua chính là nước, 5% còn lại chứa chất xơ và carbohydrate.
Trong 100 gram cà chua bao gồm:
-18 calories
-95% nước
-0.9 gram protein
-3.9 gram tinh bột
-1.2 gram chất xơ
-0.2 gram chất béo
-17 miligram vitamin C
-296 miligram potassium
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Lycopene và beta-carotene là hai chất chống oxy hóa có trong cà chua, được chứng minh là có đặc tính chống ung thư bằng cách bảo vệ, chống lại các tổn thương DNA trong tế bào có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư.
Thậm chí, một số cuộc nghiên cứu còn cho thấy, nam giới ăn nhiều cà chua, đặc biệt là cà chua nấu chín, có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn những người khác.
2. Bảo vệ não
Tại Mỹ có khoảng 10% người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Đây là căn bệnh gây ra chứng mất nhớ, suy giảm tư duy, hành vi và nhận thức.
Trong khi đó, thành phần chống oxy hóa có trong cà chua như lycopene, lại có thể bảo vệ não chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh. Một cuộc nghiên cứu trong vòng bốn năm do các nhà khoa học, cho thấy những người lớn tuổi có sự suy giảm chậm hơn trong nhận thức khi trong cơ thể có nhiều lycopene hơn.
3. Chống lại hội chứng chuyển hóa trong cơ thể
Hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) là tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Trong đó, những tình trạng mà người bệnh có thể mắc phải như vòng eo trở nên lớn hơn, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và cholesterol “tốt” thì lại thấp.
Theo dữ liệu của Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA), có khoảng 1/3 người trưởng thành ở Mỹ mắc hội chứng này.
Các nhà khoa học Nhật Bản từng thực hiện cuộc nghiên cứu với 15 người tham gia thử nghiệm uống nước ép cà chua mỗi ngày trong vòng hai tháng liên tục. Kết quả cho thấy, những người tham gia đã giảm lượng cholesterol “xấu” đi rất nhiều, tăng cholesterol “tốt” và cải thiện mức insulin tốt.
4. Giúp cơ thể phục hồi sau khi tập luyện nặng
Tập thể dục có thể làm hỏng protein trong cơ thể, tuy nhiên các chất chống oxy hóa trong cà chua có thể bù đắp những ảnh hưởng đó.
Một cuộc nghiên cứu cho thấy, các vận động viên uống 3.5 ounce nước ép cà chua trong hai tháng liên tiếp sau khi tập thể dục xong cải thiện sự phục hồi nhanh chóng.
Cả ba món đều làm giảm cholesterol trong máu và chất béo trung tính, giúp điều hòa nhịp tim tốt và tăng cường khả năng chống viêm cho cơ thể.
5. Ngừa táo bón
Hàm lượng nước và chất xơ có trong cà chua có tác dụng hỗ trợ quá trình hydrat hóa, giúp ruột khỏe mạnh.
Đồng thời, chất xơ trong cà chua vừa có thể hòa tan và không hòa tan, trong đó chất xơ hòa tan giữa nước để tạo ra kết cấu giống như gel trong quá trình tiêu hóa. Đối với chất xơ không hòa tan, nó sẽ giữ nhiệm vụ bổ sung lượng lớn vào phân, tạo thành chất thải mềm và dễ thải hơn ra ngoài.
Cụ thể, các chất xơ như cellulose, hemicellulose và pectin trong cà chua còn có tác dụng chống lại quá trình tiêu hóa trong ruột già.
6. Bảo vệ tim mạch
Các nhà nghiên cứu tại trường đại học University of Portsmouth, Anh, cho biết, ăn cà chua sống, thưởng thức nước sốt cà chua cộng với chế biến cùng dầu olive đều có liên hệ đến việc ổn định tim mạch và giữ cho tim khỏe mạnh.