Ăn uống giúp mọi người ‘xích lại gần nhau’ để hạnh phúc hơn

(minh họa: Kelsey Chance/Unsplash)

Sau đại dịch, một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà mọi người đặt ra là: “Làm cách nào để tôi có thể cảm thấy hạnh phúc hơn?”

Đối với những người đang tìm kiếm niềm vui cho chính mình, câu trả lời là khá đơn giản và cũng rất hữu ích đối với các doanh nghiệp, là “tham gia vào các mối quan hệ xã hội.”

Laurie Santos giảng dạy cho “The Science of Well-Being” – lớp học phổ biến trong khuôn viên trường Yale và cũng là người tổ chức “The Happiness Lab” – podcast chuyên đi sâu vào khoa học về những gì khiến con người ta vui vẻ hơn.

Khi được hỏi về điều số một mà mọi người làm để cảm thấy hạnh phúc hơn, Santos chia sẻ, là đừng tự “bó” mình, mà hãy mở rộng các mối quan hệ xã hội. Santos nói với CNBC Make It: “Mọi nghiên cứu hiện có về những người hạnh phúc đều cho thấy những cá nhân luôn yêu đời có tính xã hội cao hơn. Họ dành nhiều thời gian cho những người thân thiết, như bạn bè và các thành viên trong gia đình.”

Để duy trì các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống, Santos khuyên mọi người nên thực hiện ba điều sau:

-Chủ động dành thời gian để phát triển các mối quan hệ trong cuộc sống: Hãy cởi mở trong việc làm quen với người lạ. Nhiều người thường cho rằng việc bắt chuyện với người lạ sẽ khiến họ cảm thấy khó xử, dễ bị từ chối hoặc cảm thấy ngại ngại sao ấy.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy việc tiếp cận với những người mà bạn không biết và bắt đầu những mối quan hệ mới, sẽ mang lại cảm giác phấn chấn hơn là bạn nghĩ. Khi gặp người lạ, hãy thử đặt ra những câu hỏi sâu sắc hơn trong các cuộc trò chuyện, để tìm hiểu giá trị của người khác và tạo ra kết nối.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đang học cách xây dựng các mối quan hệ dựa trên nhận thức này trong mô hình kinh doanh của họ. Maryellis Bunn, người sáng lập và đồng giám đốc điều hành của Museum of Ice Cream, cho biết ý tưởng tạo ra trải nghiệm phong phú cách đây một thập niên, đã xuất hiện trong đầu khi Bunn tìm tòi một việc gì đó để làm ở thành phố New York, mà không liên quan đến ăn uống, nhậu nhẹt.

“Câu hỏi mà tôi đang cố gắng tìm ra câu trả lời là ‘Tôi dành những buổi chiều của mình để làm gì?’” Bunn nói. “Từ thuở nhỏ tôi đã rất mê ăn kem. Bây giờ vẫn không có gì thay đổi.”

(minh họa: Kylie De Guia/Unsplash)

Điều này khiến Bunn nghĩ đến cách cô có thể “sử dụng kem như một công cụ để gắn kết mọi người lại với nhau” với sự tập trung cao độ vào việc thúc đẩy “sự kết nối và trí tưởng tượng.”

“Rồi tôi nghĩ, ‘Hừm, tại sao những mô hình như vậy không có thật?’ Và rồi có lúc tôi nói, ‘Được thôi, hãy thay đổi điều đó. Hãy biến chúng thành hiện thực, và Museum of Ice Cream ra đời,” Bunn kể.

Sau gần 10 năm, Bunn phát triển ra bốn địa điểm và nay cô đang tìm cách siết chặt sự gắn kết giữa các khách hàng khi họ ghé thăm Museum of Ice Cream. Trong nỗ lực thực hiện điều này, cô đã khai thác kiến thức chuyên môn của Santos để xem mình có khả năng giúp mọi người kết nối hơn như thế nào, đặc biệt là với những người tự mình đến thăm các địa điểm và muốn làm quen với những người khác.

Vậy thì làm thế nào các doanh nghiệp tương tự như Museum of Ice Cream có thể khai thác yếu tố thúc đẩy hạnh phúc chính là kết nối các mối quan hệ xã hội?

“Làm sao để tạo ra cơ hội, đặc biệt là cho với những người xa lạ, để chia sẻ một điều gì đó mà họ muốn? Đối với những người như tôi, ẩm thực là câu trả lời,” Bunn nói.

Cô nói thêm: “Đồ ăn là yếu tố tập trung của sự kết nối, mọi người ngồi quanh bàn và cùng nhau nhâm nhi từng miếng bánh mì,” cô nói thêm, đó là điều mà trẻ em thường làm ở trường.

Bunn cho biết, việc tạo ra những trải nghiệm phong phú về thực phẩm là một cách để “tạo thêm cơ hội về sau cho mọi người lại có được những khoảnh khắc bên nhau này.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: