Bia uống dở đem đông lạnh, chớ vội đổ đi!

Bia uống dở chớ vội đổ đi. (Hình minh họa: Amie Johnson/Unsplash)

Bia không những là thức uống giải khát tuyệt vời, mà còn là nguyên liệu nấu ăn ngon, giúp hương vị của món ăn hấp dẫn hơn, nhờ tính acid.

Đôi lúc bạn muốn có sẵn bia cho món súp hay gà hầm, hoặc đơn giản là không thể uống hết cả lon, bia đông lạnh luôn là một lựa chọn.

Tuy nhiên, phương pháp bảo quản này cần một lưu ý. Bạn không bao giờ nên đông lạnh bia trong lon hoặc ly. Chất lỏng nở ra khi đông lại, do đó, việc đặt một lon bia vào ngăn đá là cấm kỵ, có thể khiến ly bị vỡ hoặc lon bia nổ.

Vì vậy, muốn đông lạnh bia, trước tiên bạn cần đổ đồ bia vào một vật chứa khác. Đó có thể là một khay đá hay túi nhựa.

Để bia được chia thành từng phần và lấy đá dễ dàng, nên chọn khay đá viên. Trong hầu hết các trường hợp, bia đông lạnh được dành riêng tốt nhất để sử dụng trong các món ăn cần bia lạnh, chẳng hạn như nước sốt đậm đà cần một chút axit, hoặc như một thành phần trong một số loại ớt tự làm.

Vì bia mất đi lượng cacbonat khi đông lạnh nên chúng tôi khuyên bạn nên bỏ qua bia đông lạnh đối với các công thức làm bột bánh. Những công thức nấu ăn này dựa vào quá trình cacbonat hóa để làm cho lớp phủ bên ngoài thêm nhẹ và giòn.

Một số công dụng của bia trong chế biến thức ăn:

Làm mềm thịt: Bia chứa acid và enzyme tự nhiên, giúp phá vỡ các cấu trúc protein trong thịt, làm cho thịt mềm hơn mà không cần phải nấu quá lâu. Bạn có thể ướp thịt với bia trong vài giờ hoặc qua đêm trước khi nướng hoặc chiên. Đặc biệt, bia rất phù hợp với các loại thịt như thịt bò, thịt heo và thậm chí là thịt gà. Khi làm món bò nướng, việc ướp thịt với bia không chỉ làm cho thịt mềm mà còn thấm đượm hương vị, mang đến một trải nghiệm ẩm thực hoàn toàn mới mẻ. Bia sẽ giúp thịt giữ ẩm và không bị khô trong quá trình nướng, tạo ra hương vị đậm đà và hấp dẫn hơn.

Tạo lớp vỏ giòn rụm cho món chiên: Khi thêm bia vào bột chiên xù hoặc bột mì, bia sẽ tạo ra một lớp bột nhẹ, xốp và giúp món ăn sau khi chiên có lớp vỏ giòn rụm nhưng vẫn giữ được độ ẩm bên trong. Điều này đặc biệt phù hợp khi chế biến các món như cá chiên, tôm chiên, hoặc thậm chí là gà chiên.

Lý do bia có thể làm được điều này là nhờ vào carbon dioxide và men bia trong bia, tạo nên các bọt khí trong lớp bột, khiến bột phồng và tạo độ xốp khi chiên. Kết quả là món ăn có lớp vỏ giòn tan mà không bị nặng hoặc ngấm dầu quá nhiều.

Tăng hương vị cho các món hầm: Thêm bia vào món hầm không chỉ giúp tạo hương vị đặc trưng mà còn làm cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau tốt hơn. Đặc biệt, các loại bia đen hoặc bia nặng sẽ mang lại hương vị sâu sắc hơn cho các món hầm thịt bò, thịt heo hoặc thịt cừu. Khi nấu món hầm với bia, bạn có thể thay thế một phần nước dùng bằng bia. Quá trình đun nấu lâu sẽ giúp bia bay hơi phần cồn nhưng vẫn giữ lại hương thơm đậm đà, làm nổi bật hương vị của thịt và rau củ. Ngoài ra, bia còn giúp món hầm có một màu sắc hấp dẫn và hấp thụ tốt hơn các gia vị.

Nướng bánh mì: Bánh mì làm từ bia thường có lớp vỏ giòn và màu vàng nâu hấp dẫn. Hơn nữa, bia còn giúp bánh có một mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu, làm tăng thêm sự thú vị cho bữa ăn. Bia chứa men tự nhiên và đường, giúp bánh mì nở đều mà không cần sử dụng men nở truyền thống. Khi sử dụng bia thay cho nước trong công thức làm bánh mì, bạn sẽ có một chiếc bánh mì với hương vị đậm đà, thơm mùi malt từ bia và kết cấu mềm xốp.

Thêm hương vị cho nước sốt: Khi nấu bia cùng với các nguyên liệu khác như hành, tỏi, cà chua, hoặc mù tạt, bia sẽ tạo ra một hương vị đặc biệt và giúp nước sốt có độ sánh mịn tự nhiên. Các loại nước sốt từ bia thường có hương vị phong phú, pha lẫn chút đắng nhẹ từ bia và vị ngọt từ đường trong bia.

Nước sốt bia đặc biệt phù hợp với các món ăn như thịt nướng, xúc xích, và các loại hải sản. Bạn cũng có thể thử pha chế các loại sốt BBQ hoặc sốt mù tạt với bia để tạo ra những hương vị mới lạ và phong phú.

Tăng hương vị cho các món hải sản: Khi luộc hoặc hấp hải sản, thay vì dùng nước lọc, bạn có thể thêm bia vào nước để tăng thêm hương vị. Bia sẽ giúp món hải sản như cua, tôm, hoặc sò có mùi thơm nhẹ nhàng, đậm đà mà không át đi vị ngọt tự nhiên của hải sản.

Như vậy, dù là bia tươi, bia vàng hay bia đen, nếu bạn định đổ một lon bia còn dở xuống cống, tại sao không đổ vào khuôn đá, để sử dụng trong chế biến các món ăn sau này!

(theo chowhound và nguồn tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: