Bỏ bữa sáng, bệnh… ráng chịu!

Bữa điểm tâm rất quan trọng. (Hình minh họa: Brooke Lark/Unsplash)

Là nhân viên thiết kế, Trâm Lê, ở thành phố Stanton, thường xuyên thức khuya để làm thêm. Sáng hôm sau dậy muộn, cô chỉ kịp vội vã làm một tách cà phê rồi đến công ty.

Không có điều kiện ăn sáng, Trâm chỉ ăn bữa trưa. Dần dà, việc bỏ bữa sáng, chỉ ăn bữa trưa và tối muộn đã trở thành thói quen. Cho đến khi gặp phải những triệu chứng như đau bụng, ợ chua, buồn nôn và mệt mỏi, Trâm đi khám thì được chẩn đoán là bị viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị, do khả năng tiến triển thành những bệnh khó chữa hơn ở dạ dày và thực quản.

Trâm không phải là trường hợp cá biệt, ngày nay có rất nhiều nhân viên văn phòng, đặc biệt là những người làm nghề tự do có thói quen kết hợp bữa sáng với bữa trưa do cuộc sống quá hối hả, bận rộn. Các bữa ăn đều không theo giờ giấc nhất định, tiện lúc nào thì ăn lúc ấy.

Thậm chí, ngay cả khi không ăn sáng, Lan Trần, nhân viên kinh doanh của công ty lương thực, cư dân Garden Grove, cũng chỉ bỏ bụng chiếc bánh ngọt vào giờ nghỉ trưa trong khi tiếp tục gõ máy tính.

Theo các bác sỹ, bữa sáng cung cấp một tỷ lệ đáng kể calo mà cơ thể cần trong ngày. Bỏ bữa sáng, khiến cơ thể không có đủ năng lượng tái tạo sau một giấc ngủ dài. Không đủ năng lượng để hoạt động, cơ thể phải huy động năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng hoạt động quá mức, lâu ngày sinh bệnh.

Bỏ bữa sáng liên tục sẽ gây hạ đường huyết, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể cũng suy giảm nghiêm trọng.

Nhiều người không ăn sáng và sau đó tiêu thụ một lượng lớn thức ăn vào buổi trưa dễ gặp vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày hoặc đau bụng, viêm loét dạ dày; kích thích hệ tiêu hóa khiến cho thói quen đi vệ sinh hàng ngày bị thay đổi, gây tiêu chảy, buồn nôn hoặc bị táo bón.

(Hình minh họa: Jannis Brandt/Unsplash)

Việc bỏ bữa ăn sáng còn gây lão hóa sớm vì như đã đề cập, không được cung cấp năng lượng sau một giấc ngủ dài, cơ thể buộc phải “lấy” lượng đường và protein được dự trữ sẵn để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Da sẽ bị khô, rám, không còn chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng xuất hiện nếp nhăn, thường gặp nhất là ở vùng mắt và mặt.

Không được cung cấp chất dinh dưỡng vào buổi sáng, cơ thể cũng “bắt” các tuyến như: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động hết công suất để tạo ra năng lượng. Khi hoạt động quá nhiều các tuyến này có thể sẽ tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.

Nếu bạn không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành sỏi mật.

Chuyên gia khuyến cáo mọi người nên duy trì việc ăn uống một cách cân đối và đầy đủ dinh dưỡng, ăn đủ bữa và đúng giờ, kiểm soát khẩu phần ăn. Nên dùng bữa sáng trước 8h, hoặc sau khi thức dậy 30 phút đến một tiếng. Bữa ăn sáng cần đầy đủ, cân đối dinh dưỡng, gồm protein trong ngày, tinh bột, chất đạm, chất béo, trái cây và rau củ. Tuyệt đối không nên ăn brunch (ghép từ breakfast và lunch, nghĩa làkết hợp ăn bữa sáng với bữa trưa).

Tóm lại, bữa ăn sáng là một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng để bạn hoạt động một ngày dài, cơ thể sẽ không mệt mỏi, làm việc tập trung hơn, quan trọng nhất là tránh được những căn bệnh mãn tính nguy hiểm.

Hãy yêu thương và trân trọng cơ thể của mình bằng cách không bỏ qua bữa sáng. Còn nếu bạn cứ tiếp tục bỏ bữa sáng, bệnh ráng chịu đó nhe!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: