‘Bớt nóng, kẻo… nổi mụn!’

(Hình minh họa: Ron Lach/Pexels)

“Nóng” ở đây có nghĩa “nóng giận,” “bực bội,” “stress,”… và chính những cảm xúc không tốt này là các yếu tố gây viêm nhiễm, làm nổi mụn.

Vì thế nhiều người hay khuyên nhau: “Bớt nóng kẻo nổi mụn!”

Ở mức độ đơn giản nhất, viêm là quá trình tự nhiên của cơ thể liên quan đến việc bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm hoặc căng thẳng. Vì vậy, mặc dù chứng viêm thường được coi là kẻ thù số 1, nhưng lại là sự cần thiết cho sự sống còn của chúng ta.

Viêm có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: Ví dụ, các mầm bệnh từ virus, vi khuẩn và nấm, độc tố trong thực phẩm, nước hoặc các sản phẩm làm đẹp hoặc thực phẩm tinh chế/chế biến được gọi là tác nhân gây căng thẳng hóa học.

Căng thẳng trong công việc, áp lực về trách nhiệm trong gia đình hay ngoài xã hội, lo lắng về tài chính, stress do chăm sóc người thân bị bệnh, cũng là những yếu tố gây viêm nhiễm.

Trật khớp gối, kéo cơ hoặc vết thương hở được gọi là yếu tố gây căng thẳng về thể chất.

Về cơ bản, bất cứ điều gì khiến cơ thể mất đi trạng thái cân bằng tự nhiên sẽ gây thêm căng thẳng cho cơ thể. Và khi cơ thể tiếp xúc với tất cả những tác nhân gây căng thẳng đó, nó sẽ tự bảo vệ mình bằng cách kích hoạt hệ thống phản ứng viêm.

Tuyến yên và tuyến thượng thận… đều là các tuyến sản xuất hormone. Khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây căng thẳng, các tuyến này sẽ điều chỉnh lượng hormone tiết ra.

Tuyến thượng thận sẽ sản xuất nhiều cortisol hơn. Các tuyến bã nhờn trên da, nơi có các thụ thể cortisol, bắt đầu sản xuất nhiều bã nhờn hơn để đáp ứng với lượng cortisol cao.

Lưu lượng máu đến ruột giảm một cách tự nhiên khi căng thẳng gia tăng. Khi lưu lượng máu đến ruột ít hơn, cơ thể hoạt động ở mức thiếu hụt, điều này càng khiến căng thẳng trở nên trầm trọng hơn. Và căng thẳng hơn sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn, nhiều cortisol hơn và sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Cuối cùng, chính những bã nhờn này gây ra mụn.

Căng thắng quá bị nổi mụn. (Hình minh họa: Getty Images)

Như vậy, mụn trứng cá là một trong những cách phản ánh tình trạng viêm bên trong da.

Lối sống và cách ăn uống làm sạch da, giảm viêm, đương nhiên sẽ hết mụn.

*Thay đổi cách ăn uống không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu bạn thay đổi được, tất cả các chất nạp vào cơ thể sẽ giúp cho làn da của bạn khỏe mạnh.

Thực phẩm ăn kháng viêm là gì, chủ yếu là:

-Thực phẩm có gốc thực vật.
-Protein nạc (protein thực vật và cá béo).

-Ít (hoặc hoàn toàn không có) hầu hết các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ.
-Rất ít (hoặc hoàn toàn không có) sản phẩm động vật.
-Dùng nhiều loại thảo mộc và gia vị (tươi hoặc khô).

-Rất ít (hoặc hoàn toàn không có) thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, kể cả loại rượu tốt cho sức khỏe như rượu vang.

-Không dùng các chất gây dị ứng thông thường như đậu nành GMO, bắp GMO, sữa, gluten, động vật có vỏ.
-Không dùng đường mía tinh luyện, chất làm ngọt nhân tạo.

Vậy, chính xác bạn có thể ăn gì để không bị viêm? Đó là:

-Rau (đậu xanh, đậu lăng, đậu đỏ/đen/trắng).
-Rau tươi hoặc đông lạnh, bao gồm rau lá xanh, rau họ cải, ngô hữu cơ và rau củ,…
-Các loại ngũ cốc không chứa gluten như gạo, quinoa, teff, rau dền, kiều mạch,…

-Mì ống không làm từ lúa mì làm từ quinoa, gạo lứt hoặc ngô hữu cơ.

-Sữa có nguồn gốc thực vật như sữa hạnh nhân hoặc sữa yến mạch.
-Trứng nuôi trên đồng cỏ (nếu bạn không bị dị ứng với trứng).
-Chất làm ngọt tự nhiên như mật ong thô, xi-rô cây phong nguyên chất hoặc lá stevia nguyên chất.
-Chất béo tự nhiên như các loại hạt/hạt thô, quả bơ và dừa.
-Bất kỳ loại thảo mộc và gia vị nào bạn thích, đặc biệt chú ý đến những thứ như nghệ, gừng và quế được biết là có tác dụng giảm viêm.
-Thực phẩm và đồ uống lên men như dưa cải bắp, kim chi, kefir hoặc kombucha.
-Các loại trà thảo dược như bạc hà và hoa cúc, cả hai đều có thể rất hữu ích cho việc giảm mụn trứng cá.

-Các loại trà giàu chất chống oxy hóa như trà xanh.

*Làm sạch các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và cá nhân

Mọi thứ từ son môi đến dầu gội và băng vệ sinh đều chứa hóa chất có thể góp phần gây viêm. Một số người đặc biệt nhạy cảm với các hóa chất này và tình trạng viêm của họ không cải thiện trừ khi họ không dùng bất cứ loại gì.

*Tìm cách giảm căng thẳng cảm xúc

Mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thay đổi những hoàn cảnh không mong muốn trong cuộc sống ngay lập tức, nhưng chúng ta có thể tìm cách giảm thiểu tác động của những hoàn cảnh đó.

Đó là tập thể dục, thiền, viết nhật ký và chăm sóc bản thân nói chung phát huy tác dụng. Dành thời gian chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và cuối cùng là giảm mức độ căng thẳng mà cơ thể bạn phải xử lý.

Giấc ngủ ngon cũng là một phần thiết yếu . Việc bạn ngủ 5 tiếng hay 9 tiếng không quan trọng bằng chất lượng của giấc ngủ.

(nguồn tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Album tử tế
Vào Tháng Ba năm ngoái, tại công ty cũ, tôi có một ngày làm việc đặc biệt khó khăn, là khi các dự án đều cận hạn chót phải nộp.…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: