Buôn chuyện, cũng lợi lắm à nha!

(minh họa: Kevin Curtis/Unsplash)

Các nhà khoa học cho rằng việc mấy “bà tám”, “ông tám” ngồi buôn chuyện, là một phần thiết yếu trong cuộc sống cộng đồng.

Theo nghiên cứu của University of Maryland và Stanford, được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences, việc “tám chuyện” mặc dù trong nhiều tình huống được xem là thiếu lịch sự ở môi trường xã hội, lại mang đến những “lợi ích cho cộng đồng.” Theo Newsweek.

Để đi đến kết luận này, họ đã sử dụng một mô phỏng máy tính để tái hiện lại quá trình ra quyết định của con người trong đời thực và trả lời câu hỏi hóc búa rằng: “Làm thế nào mà buôn chuyện lại phát triển thành một trò tiêu khiển phổ biến mà bất kỳ giới tính, tuổi tác, văn hóa và nền tảng kinh tế xã hội nào, cũng đều yêu thích?”

Sau đó, họ theo dõi cách các đối tượng nghiên cứu tương tác với nhau. Những người này sẽ hợp tác với những ai thích hoặc không thích tán dóc. Họ cũng có thể trở thành người buôn chuyện. Một điều mà các nhà thử nghiệm đang tìm kiếm là liệu các đối tượng nghiên cứu có sử dụng việc tán dóc như một công cụ để bảo vệ bản thân hay để lợi dụng người khác.

Đến cuối cuộc thí nghiệm, 90% người tham gia trở thành “ông tám”, “bà tám”.

“Một nghiên cứu trước đây cho thấy, trung bình, một người dành một giờ mỗi ngày để nói về người khác, vì vậy việc này tiêu tốn rất nhiều thời gian trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta,” tác giả đầu tiên của nghiên cứu – Xinyue Pan, người xuất bản một số nghiên cứu như một phần luận án của mình, cho biết trong một bản tóm tắt. “Đó là lý do tại sao việc thử nghiệm lại cần thiết.”

(minh họa: Christina @wocintechchat.com/Unsplash)

Các khám phá khác cũng phát hiện ra rằng, buôn chuyện còn là một công cụ để kết nối các mối quan hệ. Tuy nhiên, lý do chính xác mà những người hay tán dóc chưa bao giờ được xem xét kỹ lưỡng. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chủ yếu có lẽ là vì những người này không muốn mình trở thành chủ đề để nói về cho một nhóm người khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những người tham gia tán dóc cũng được xem như những ‘tín đồ’ cho người mở đầu câu chuyện. Vì khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người khác, những người buôn chuyện có “lợi thế tiến hóa.”

Vì vậy, mặc dù chuyện “tám” thường bị xem là rảnh hơi, mất thời giờ và… xấu tính, nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng nó cũng rất hữu ích, đặc biệt là khi thông tin được truyền đi mang tính khen ngợi, hoặc có nội dung tích cực, chứ không phải “ngồi lê đôi mách” hay đi nói xấu người khác.

Theo đồng tác giả nghiên cứu Dana Nau, giáo sư đã nghỉ hưu, nhờ vào việc buôn chuyện, một nhóm người sẽ biết được rằng liệu một cá nhân mà họ đang nói đến có thực sự là một người tốt, đáng để làm bạn hay không nếu thông tin trao đổi là chính xác.

Nếu những người khác thể hiện mình là người đàng hoàng vì họ biết bạn là người hay tán dóc, thì nhiều khả năng họ sẽ cư xử tốt với bạn trong mọi việc. Cuối cùng, việc bạn buôn chuyện sẽ mang lại lợi ích cho bản thân. “Điều này sau đó truyền cảm hứng cho người khác cũng buôn chuyện theo, vì họ thấy rằng việc này mang lại sự thích thú,” cô nói thêm.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: