Các thói quen tưởng chừng vô hại, nhưng mất vệ sinh

Hành lý kéo ngoài đường rất mất vệ sinh. (Hình minh họa: Branzer-Pixabay)

Nhà ở, một nơi mà mỗi người dành sinh hoạt nhiều nhất, vô tình trở thành nơi sinh sôi của bệnh tật do những thiếu sót nhỏ trong vấn đề vệ sinh.

Nhiều thói quen hàng ngày, thường bị bỏ qua, góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm này. Hiểu được những vấn đề tiềm ẩn mà những thói quen thường ngày mang lại là bước đầu tiên hướng tới không gian sống lành mạnh.

Một vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia: thói quen đi giày ở ngoài đường vào trong nhà. Giày dép đi qua nhiều môi trường mất vệ sinh, tích tụ vi khuẩn và chất thải từ nhà vệ sinh công cộng, đường phố, công viên… Việc gián tiếp đưa chất ô nhiễm này vào nhà, đặc biệt trên thảm và sàn nhà, sẽ tạo ra ổ chứa vi khuẩn. Hãy áp dụng thói quen cởi giày ở lối cửa vào hoặc sử dụng giày dép dành để đi riêng trong nhà.

Ngoài ra, xả bồn cầu khi nắp mở cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hành động gạt cần xối nước thải ra một luồng các giọt nhỏ siêu nhỏ mang theo vi khuẩn như E. coli và norovirus. Những giọt này làm ô nhiễm bề mặt phòng tắm, như bàn chải đánh răng nếu để ở nơi thấp, khăn tắm và xà phòng, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, hãy nhớ đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước để giữ gìn vệ sinh phòng tắm.

Vali du lịch cũng gây ra rủi ro đáng kể. Vali tiếp xúc với nhiều môi trường mất vệ sinh trong quá trình di chuyển, như sân bay, khách sạn hoặc taxi, chứa rất nhiều vi khuẩn. Đặt vali trực tiếp trong nhà sẽ truyền những chất gây ô nhiễm này vào chăn ga gối đệm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và dị ứng. Nên cất vali ngay vào tủ riêng và thi3nht hoảng lấy ra lau chùi.

Tương tự như vậy, mặc quần áo đi ra ngoài rồi leo lên giường sẽ mang theo nhiều chất gây ô nhiễm. Quần áo nhiễm vi khuẩn từ phương tiện giao thông công cộng, môi trường văn phòng và những không gian đông đúc khác. Việc nằm trên giường với những bộ quần áo này truyền vi khuẩn, bụi và chất gây dị ứng lên ga trải giường sạch, có nguy cơ gây ra mụn trứng cá, dị ứng đường hô hấp và nhiễm trùng da. Thay quần áo sạch, mặc trong nhà khi về nhà là một biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả.

Từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, việc rửa tay trở thành tối quan trọng. Tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm như tay nắm cửa và nút bấm thang máy có thể dễ dàng lây lan vi khuẩn. Nếu không rửa tay bằng xà phòng khi về nhà, sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn này lây lan sang nhiều bề mặt, thực phẩm và cơ thể. Rửa tay kỹ bằng xà phòng mỗi khi nhận thấy tay có nguy cơ bị dơ để phá vỡ chuỗi lây truyền này.

Miếng bọt biển nhà bếp, một vật dụng tưởng chừng vô hại, có nguy cơ trở thành nguồn ô nhiễm đáng kể. Bọt biển ẩm tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, thường chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu. Sử dụng những miếng bọt biển này để rửa bát đĩa và mặt bàn bếp sẽ phát tán vi khuẩn, gây ra nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm. Vì vậy bạn nên nhớ thay thế và khử trùng bọt biển nhà bếp thường xuyên.

Cuối cùng, vỏ gối chưa giặt tích tụ dầu, mồ hôi, tế bào da chết và vi khuẩn sau mỗi đêm ngủ dậy, tạo ra môi trường sinh sôi cho vi khuẩn gây mụn và mạt bụi. Điều này dẫn đến mụn nhọt, dị ứng và các vấn đề về hô hấp. Giặt vỏ gối ít nhất một lần một tuần để giữ gìn vệ sinh và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc bể dâu
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo