Cách ‘chiêu dụ’ để các bé chịu ăn rau

(minh họa: Tanaphong Toochinda/Unsplash)

Ai có con nhỏ cũng đều biết phải khó khăn như thế nào để các bé chịu ăn thức ăn lành mạnh, ngồi vào bàn như một gia đình và cùng nhau chia sẻ bữa ăn ngon.

Nếu để các bé tự lo liệu, hầu hết các bé sẽ chọn ăn đồ ngọt và thỉnh thoảng là gà viên chiên. Đậu Hà Lan? Bông cải xanh? Cà rốt ư? Dễ gì! Ít bé nào chịu chạm vào những thứ đó, và nếu bạn cố ép, có khi các bé bỏ bữa luôn, và màn gào thét lại vang lên.

Bạn có biết, trẻ em là “những nhà phê bình tí hon” về thức ăn, đặc biệt là khi nói đến bất cứ thứ gì có màu xanh lá cây trên đĩa của chúng? Nhưng trước khi nói cho con mình là “đứa kén ăn”, ba mẹ cần biết rằng ác cảm với thức ăn mới là một phần trong bộ sinh tồn tiến hóa của các bé. Đó là cách tự nhiên để các bé tự bảo vệ mình.

Việc những cô cậu nhỏ bé này trở thành những người kén ăn và không chịu ăn những thức ăn lạ như một cách để giúp bản thân các bé tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Trẻ em cần được tiếp xúc với một loại thực phẩm mới khoảng 25 lần trước khi cân nhắc đến việc ăn nó. Vì vậy, thay vì làm hỏng 25 bữa ăn của gia đình chỉ vì đậu xanh, hãy đặt chúng lên bàn để các bé có thể nhìn thấy người lớn đang ăn, và biết rằng đó là thức ăn an toàn.

Hãy dừng lại và ngẫm nghĩ về điều này: Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn không có nhiều quyền hành trong cuộc sống của mình. Giờ đi ngủ? Do cha mẹ quyết định. Đi học? Một việc làm cần thiết. Những quy tắc? Làm theo cha mẹ dạy bảo hoặc bị phạt. Nhưng khi nói đến thực phẩm, giờ đây có một lĩnh vực mà những đứa trẻ có thể kiểm soát. Mỗi khi con bạn nhìn thấy một dĩa rau xào, hãy nhớ rằng đó không phải là một cuộc chiến đối đầu với thức ăn. Đó là một cuộc đấu tranh quyền lực.

Đây là lý do tại sao những người lớn có một quy tắc trong mỗi gia đình của riêng mình: Con không cần phải ăn dĩa rau đó, nhưng con cũng không được phàn nàn về nó. Tất cả là để đạt được sự cân bằng giữa sự độc lập của con cái và nghĩa vụ làm cha mẹ để giữ cho con mình luôn khỏe mạnh. Kết quả cuối cùng là một bữa tối gia đình đầm ấm cùng nhau.

Nhiều bậc phụ huynh thường trồng một vườn cây sau nhà họ để thắt chặt tình gia đình qua những việc vặt như tưới cây, hái rau. Nhiều người để con cái tự trổ tài chăm sóc cây.

Để con bạn tự trồng, chăm sóc và hái rau là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi. Chỉ cần đợi cho đến khi bạn nhìn thấy khuôn mặt của các bé sáng lên khi chúng nhổ củ cải mà mình đã trồng từ mặt đất, giống như vừa tìm thấy kho báu bị chôn vùi. Hãy để con bạn có tiếng nói về những loại rau mà các cháu trồng trong vườn, cách các loại rau được chế biến và cách con bạn ăn.

Để con bạn tự trồng, chăm sóc và hái rau là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi. (minh họa: Filip Urban/Unsplash)

Điều này chuyển cuộc trò chuyện từ, “con sẽ ăn rau của mình hay con sẽ đưa ra lý do này nọ khi ăn tối?” thành “con thích cha/mẹ để củ cải muối vào trong món xúc xích của không?” Lựa chọn thứ hai nghe có vẻ lọt tai hơn nhiều, phải không?

Xây dựng thói quen lành mạnh đồng thời tôn trọng ranh giới và quyền tự chủ của trẻ.
Giúp con cái bạn cảm thấy kiểm soát được các lựa chọn thực phẩm của chúng, để các con mình đào đất và tạo ra trải nghiệm những bữa ăn uống cùng gia đình một cách yên bình và thú vị.

Đừng biến món rau trộn thành một cơn ác mộng đối với con trẻ. Hãy hướng dẫn các bé đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn, chấp nhận trách nhiệm và dần dần, chúng sẽ không thể ăn tối mà thiếu rau.

Và khi vẫn thất bại, chỉ cần nhớ rằng, đùi gà và khoai tây chiên cũng chẳng sao. Không có gì đáng để phá hỏng bữa ăn tối của gia đình bạn

(theo Medium) 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tướng phu thê
Dân gian Việt Nam thường dùng từ “tướng phu thê” khi thấy các cặp vợ chồng có nét mặt giống nhau. Nhưng về khoa học, chuyện này cũng được minh…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: