Việc duy trì kỷ luật thường là một thách thức đối với nhiều người. Học cách duy trì kỷ luật là điều cần thiết để đạt được mục tiêu của bạn và duy trì năng suất.
Dưới đây là những cách giúp bạn giữ kỷ luật đặc biệt là khi đối mặt với những thử thách trong quá trình hoàn thành mọi mục tiêu:
Thiết lập mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu ngắn và dài hạn của bạn. Những mục tiêu của bạn có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy hãy nhớ điều chỉnh mục tiêu của mình theo thời gian và suy nghĩ kỹ về những mục tiêu trước khi thực hiện.
Nếu bạn có nhiều mục tiêu để nhớ, hãy viết chúng ra, đặc biệt là nếu chúng khiến bạn lo lắng. Khi bạn nắm rõ về những gì mà mình muốn đạt được, việc hướng tới mục tiêu của bạn có kỷ luật sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Chia nhỏ nhiệm vụ: Chia nhiệm vụ của bạn thành các bước nhỏ hơn, vừa khả năng và dễ quản lý. Điều này có thể giúp bạn giảm bớt sự choáng ngợp và tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm.
Tìm một thói quen phù hợp với bạn: Thiết lập một thói quen hàng ngày cũng góp phần xây dựng những thói quen tốt để giúp bạn duy trì kỷ luật. Suy nghĩ về việc thực hiện một nhiệm vụ cần thời gian và năng lượng, vì vậy nếu bạn chỉ hành động mà không suy nghĩ quá nhiều về những gì mình cần làm, bạn sẽ thấy mình hoàn thành công việc thường xuyên hơn. Khi một số nhiệm vụ trở thành thói quen, bạn sẽ có nhiều khả năng thực hiện chúng dựa vào quán tính, không chỉ dựa vào động lực.
Đặt mốc thời gian cụ thể: Đặt ra một cột mốc thời gian cho từng nhiệm vụ. Việc biết rằng có một hạn chế về thời gian sẽ giúp bạn tập trung và tránh trì hoãn.
Chia sẻ mục tiêu: Tìm một người bạn, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp để yêu cầu bạn chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của mình. Chia sẻ mục tiêu của bạn với những người khác cũng giúp bạn đi đúng hướng.
Tự thưởng cho bản thân: Tự thưởng cho mình một điều gì đó thú vị hay một điều gì đó nhỏ để ghi nhận bản thân, như một bữa ăn ngon miệng, một món đồ mà bạn hằng mong ước, sau khi bạn hoàn thành một mục tiêu cụ thể hoặc đạt được một cột mốc quan trọng. Những phần thưởng cũng cung cấp cho bạn một cái gì đó để mong đợi và thúc đẩy động lực bên trong bạn.
Hình dung thành công: Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi đạt được mục tiêu của mình. Tuyệt vời quá phải không? Hãy chạm vào những cảm xúc cụ thể mà bạn cảm thấy. Hình dung về những thành công để khơi lại động lực của bạn và củng cố những gì mà bạn mong muốn.
Tìm kiếm nguồn cảm hứng: Đọc những câu chuyện về sự thành công, xem video truyền cảm hứng hoặc nghe podcast của những người đã vượt qua những thử thách tương tự như bạn.
Bắt đầu ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng: Đôi khi, phần khó nhất là bắt đầu. Thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân và bắt tay vào hành động là một thử thách hàng ngày.
Khuyến khích bản thân thực hiện một bước nhỏ hướng tới mục tiêu của bạn và sau đó đi tiếp từ đó. Khi bạn bắt đầu, bạn sẽ thấy rằng việc tiếp tục và tạo động lực sẽ dễ dàng hơn.
Thực hành lòng trắc ẩn: Thừa nhận và hiểu rằng mọi người đều phải đối mặt với những giai đoạn bất lực. Mọi người đều có những sự phân tâm riêng để ngăn họ làm những gì họ cần làm. Hãy tử tế với chính mình và tránh tự phê bình. Cho phép bản thân nghỉ nghỉ ngơi nhưng cũng đừng quên đi trách nhiệm để trở lại đúng hướng khi cần thiết.
Tập trung vào quá trình thực hiện: Thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, hãy tập trung vào chính quá trình mà bạn đang thực hiện. Trân trọng giá trị của một quá trình và tìm thấy sự hài lòng trong những nỗ lực bạn đã bỏ ra.
Duy trì kỷ luật cũng giống như rèn luyện cơ bắp; bạn càng thực hành điều này mỗi ngày để việc giữ kỷ luật càng trở nên chặt chẽ hơn. Hãy kiên nhẫn với chính mình và tiếp tục kiên trì. Theo thời gian, việc duy trì kỷ luật sẽ trở nên tự nhiên, dễ dàng hơn, ngay cả trong những thời điểm đầy thử thách và căng thẳng.