Cách kéo dài ‘tuổi thọ’của bóng đèn

(Hình minh họa: Unsplash)

Có một số lý do khiến bóng đèn hay bị cháy, là do hệ thống dây điện không ổn định, bị lỗi, điện áp có thể quá cao hoặc chọn sai công suất.

Bóng đèn không tồn tại mãi mãi và khi bạn mua một hộp, bao bì thường liệt kê tuổi thọ dự kiến dựa trên ba đến bốn giờ sử dụng hàng ngày. Tuổi thọ của bóng đèn thay đổi tùy theo loại, trong đó bóng đèn LED là loại có tuổi thọ cao nhất. Để bóng đèn có tuổi thọ đủ cao, bạn phải sử dụng đúng cách, nếu không bóng đèn dễ bị cháy.

Bóng đèn cháy có thể do hệ thống điện trong nhà bạn không ổn định. Bóng đèn không nhận được luồng điện ổn định khi nguồn điện bị ngắt quãng. Điều này tương tự như việc bật và tắt công tắc đèn liên tục, khiến bóng đèn nhanh hết điện. Trước khi sử dụng lại ổ cắm, bạn nên kiểm tra xem dây điện có bị lỏng không. Tuy nhiên, điện áp quá cao cũng có thể khiến bóng đèn dễ bị cháy. Trong trường hợp này bạn cần gọi thợ điện tới kiểm tra.

Như vậy, khi mua bóng đèn, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu cách sử dụng đúng. Mỗi ổ cắm đèn hoặc sản phẩm chiếu sáng, chẳng hạn như đèn, đều có định mức công suất. Bạn nên sử dụng bóng đèn phù hợp và không bao giờ vượt quá công suất quy định. Nếu bạn sử dụng sai bóng đèn, bạn có thể làm hỏng ổ cắm đèn, giảm tuổi thọ của bóng đèn và trong một số trường hợp, gây ra hỏa hoạn nếu bóng đèn quá nóng.

Ngoài ra, hãy kiểm tra xem loại bóng đèn bạn dùng có phù hợp với thiết bị chiếu sáng hay không, vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bóng đèn, đặc biệt nếu sử dụng với cảm biến chuyển động.

Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo giúp cho bóng đèn LED bền hơn:

-Thường xuyên lau chùi, làm sạch bóng đèn và máng đèn, chóa đèn. Khi lau bạn nên sử dụng khăn lau qua và tuyệt đối không sử dụng các hoá chất, nước tẩy bởi các dung dịch này có thể làm chập mạch, linh kiện điện tử trong đèn. Trong quá trình lau hãy cẩn thận từ từ, tránh mạnh tay.

-Việc kiểm tra thường xuyên khả năng chiếu sáng của đèn là điều cần thiết. Khi phát hiện những hiện tượng lạ của đèn ngay lập tức xem xét và thay mới các linh kiện nếu cần thiết.

-Gắn, đặt đèn LED ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh những khu vực ẩm ướt, bởi môi trường ẩm thấp không chỉ gây ảnh hưởng tới sản phẩm mà còn rất nguy hiểm cho người dùng. Các hiện tượng chập điện hay có hiện tượng rò rỉ điện sẽ vô cùng nguy hiểm.

-Không phải tất cả các đèn LED đều có cấu tạo giống nhau, vì vậy bạn không nên tự ý tháo gỡ sản phẩm để xem xét hoặc sửa chữa. Các linh kiện đèn LED rất nhỏ dễ bị hỏng hóc nếu thao tác không cẩn thận làm mất đi tính năng ban đầu.

(theo House Digest)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: