Cách làm sạch đồ nhà bếp bằng gỗ

(Hình minh họa: Becca Tapert/Unsplash)

Nhiều người sử dụng cách khác nhau để bảo quản đồ dùng bằng gỗ của họ. Từ việc không sử dụng xà phòng, cất trong túi nhựa cho đến việc cho vào máy rửa chén và ngâm trong nước, chúng ta đã nghe thấy điều này trong nhiều năm qua tại các buổi trình diễn ở hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ.

Thật ra, cách bạn xử lý đồ dùng bằng gỗ phụ thuộc vào sở thích của bạn về vẻ ngoài của nó. Một số người thích đồ gỗ luôn trông mới toanh như vừa mua về, trong khi những người khác theo phong cách cổ điển lại thích vẻ bề ngoài cũ kỹ nhất có thể.

Dù quan niệm của bạn là đồ gỗ sẽ trông đẹp khi có vẻ cũ kỹ, nhưng chắc chắn bạn sẽ muốn những chiếc thìa, đôi đũa hay thớt bằng gỗ mà bạn yêu quý sẽ tồn tại lâu nhất.

Để giúp bạn đạt được ý nguyện, sau đây là năm quy tắc mà các chuyên gia về đồ gia dụng chia sẻ để bảo quản đồ nhà bếp bằng gỗ:

-Rửa bằng tay với nước xà phòng nóng pha loãng
-Luôn sử dụng mặt nhám của miếng bọt biển
-Không bao giờ cho vào máy rửa chén
-Không bao giờ ngâm trong nước
-Bôi dầu định kỳ

Thực hiện theo năm quy tắc này sẽ giúp đồ dùng bằng gỗ của bạn không bị vi khuẩn xâm nhập, luôn đầy màu sắc, mịn màng, không có mùi, không có vết bẩn và luôn nguyên vẹn.

Cách bôi dầu định kỳ
Thực hiện theo 5 bước đơn giản sau để làm cho thìa và thìa gỗ cũ của bạn trông như mới với dầu.

-Bảo đảm đồ dùng của bạn khô 100%

-Thoa với lượng dầu mà chúng có thể hấp thụ được
-Để qua đêm
-Lau sạch
-Lặp lại bất cứ lúc nào họ thấy cần thiết hoặc mỗi tháng bạn nên thực hiện bôi dầu lên các bề mặt dụng cụ bằng gỗ một lần, để giữ độ bóng cũng như lớp màng bảo vệ chống lại vi trùng và vi khuẩn.

Nên sử dụng những loại dầu tự nhiên như: dầu dừa, sáp ong,… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Vấn đề khi xử lý bát gỗ
Bát gỗ có tính độc đáo vì nhiều lý do. Có rất nhiều gỗ trong đó để kết hợp các vân gỗ ở cạnh, vân gỗ mặt và vân gỗ đầu, tất cả trên cùng một mảnh gỗ. Những hướng thớ gỗ khác nhau này phản ứng khác nhau khi bị ướt.

Sự nở ra (khi ướt) và co lại (khi khô) gây ra lực bên trong vân gỗ, nếu không được xử lý có thể bị nứt. Không phải là chuyện hiếm gặp khi một chiếc chén gỗ vỡ, kêu răng rắc, nổ lách tách khi đặt trên bệ bếp. Chỉ cần bỏ thêm một chút công sức để bôi dầu và sáp vào bát gỗ, bạn có thể sử dụng thêm trong nhiều thập kỷ mà không bị nứt.

Cuối cùng, luôn phơi khô dụng cụ nấu ăn bằng gỗ trước khi cất. Sau khi rửa sạch dụng cụ xong, bạn nên phơi khô hoàn toàn rồi mới đem vào tủ cất. Bởi nếu dụng cụ còn độ ẩm, sẽ tạo điều kiện để nấm mốc, vi khuẩn bám vào, tích tụ, gây hại cho cơ thể.

(theo Earlywood)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: