Dầu olive nguyên chất còn là loại nguyên liệu làm đẹp hiệu quả. Vì những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe là làm đẹp, dầu olive được ví như “vàng lỏng.”
Tình trạng thiếu dầu olive do những vụ thu hoạch kém trong những năm gần đây, khiến giá dầu tăng gấp đôi kể từ năm 2018. Kyle Holland, nhà phân tích tại nhóm nghiên cứu thị trường Mintec, nhận định thời tiết khắc nghiệt cũng đã tác động đáng kể đến sản xuất dầu olive ở các nước Địa Trung Hải như Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp.
Giá tăng lên mức trung bình $12.39 mỗi chai – mức cao kỷ lục được báo cáo bởi công ty phân tích thị trường Mintec Global. Điều này dẫn đến sự gia tăng gian lận khi một số nhà sản xuất không trung thực, pha loãng sản phẩm của họ với các loại dầu rẻ hơn. Nguy hiểm là một trong số đó được coi là không phù hợp cho con người.
“Dầu olive không phải là sản phẩm rẻ tiền. Việc lừa đảo để làm ra một sản phẩm rẻ hơn sẽ tạo lợi nhuận bất chính đáng kể,” giáo sư Maurizio Servili từ Đại học Perugia, nói với Daily Mail.
Gian lận dầu olive thường xảy ra theo hai cách chính: nhà sản xuất dán nhãn sai cho dầu chất lượng thấp thành một sản phẩm cao cấp, chẳng hạn như dầu olive nguyên chất hoặc trộn dầu olive với các loại dầu trung tính rẻ tiền như dầu hướng dương hoặc dầu hạt nho.
Trong một số trường hợp, các loại dầu rẻ tiền thậm chí còn được nhuộm bằng chất diệp lục và caroten để bắt chước vẻ ngoài của dầu olive.
Muốn xác định xem chai bạn mua chứa đầy “vàng lỏng” hay là một thứ pha chế gian lận, khi mua dầu olive nhớ kiểm tra những điểm này:
1.Chỉ có hàng thật mới được gắn mác “extra virgin”
Dầu olive phải nguyên chất mới được dán nhãn hợp pháp là “extra virgin.” Tránh các sản phẩm sử dụng các thuật ngữ như “nhẹ,” “tinh khiết,” hoặc đơn giản là “dầu olive.” (olive oil).
2.Có vị tươi và đậm đà
Dầu thật sẽ có hương vị nồng, đậm đà, trong khi dầu giả có rất ít, không có hoặc thậm chí có mùi ôi.
3.Tìm tên nhà sản xuất và vùng trồng
Thông tin trên chai càng chi tiết thì càng có khả năng đáng tin cậy.
4.Tìm kiếm con dấu DOP
Dấu “Protected Designation of Origin.” Nhãn DOP bảo đảm pho mát, prosciutto, dầu olive yêu thích của bạn được sản xuất, chế biến và đóng gói ở một khu vực địa lý cụ thể và theo truyền thống. Mỗi bước, từ sản xuất đến đóng gói đều được quy định và phải tuân thủ quá trình kiểm tra nghiêm ngặt.
5.Được đánh dấu bằng chứng nhận của bên thứ ba
Các tổ chức như Hiệp Hội Olive Bắc Mỹ (NAOOA) và Hội Đồng Dầu Olive California (COOC) chứng nhận dầu olive.
Một câu hỏi thường gặp là “dầu olive có chiên xào được không?” Câu trả lời là có, nhưng điều quan trọng là phải sử dụng lượng vừa phải. Dầu olive có hàm lượng chất béo đơn không bão hòa cao, tốt cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng quá nhiều, có thể làm món ăn trở nên qúa béo và khó tiêu. Một lưu ý nữa, không nên sử dụng dầu đã qua sử dụng. Dầu sau khi đã được sử dụng để chiên xào có thể chứa các chất độc hại, gây hại cho sức khỏe.
Olive là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy axit oleic làm giảm viêm và thậm chí có tác dụng có lợi đối với các gen liên quan, làm giảm sự đột biến của các tế bào, giúp ngăn ngừa tổn thương gan, kiểm soát lượng mỡ trong máu. Tyrosol: là hợp chất phổ biến có trong dầu oliu, chất chống oxi hoá này không có khả năng oxi hóa mạnh như hydroxytyrosol, tuy nhiên, nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Chất béo không bão hòa đơn cũng khá bền với nhiệt độ cao, làm cho dầu olive nguyên chất trở thành một lựa chọn lành mạnh để nấu ăn. Các món ăn ở Nhật Bản, các món ăn Địa Trung Hải luôn là những món ngon và khỏe mạnh rất tốt cho sức khỏe của con người. Một trong những lý do đó là họ thường sử dụng dầu olive để chế biến món ăn của mình.