Cách thông báo một tin ‘lành ít dữ nhiều’

(minh họa: Milada Vigerova/Unsplash)

Việc báo tin xấu cho ai đó, thường là trong những tình huống bất ngờ, và khó xử vì chẳng ai muốn làm người thân, bạn bè mình lo lắng, buồn phiền.

Cho dù bạn có không muốn là người mang tin xấu hay hy vọng người nhận tin không “ghét người đưa tin,” những cụm từ này thiên về việc xóa bỏ mọi cảm giác tội lỗi mà mọi người luôn cảm thấy khi đưa ra thông điệp không mong muốn hơn là những tin tốt lành.

Ngoài ra, còn có một số cách diễn đạt phổ biến khác mà nhiều người nghĩ là chúng mang tính hữu ích hoặc an ủi người đang buồn, nhưng thực tế thì ngược lại. Khi đưa ra tin mà nội dung dữ nhiều hơn lành, hoặc chì là “tin dữ”, mọi người cần thể hiện một số ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu cho phù hợp.

Để người nhận tin không bị sốc, cảm thấy mình được đồng cảm, khiến nỗi đau của họ nhẹ lại, bạn – người đưa tin – cần tránh những cụm từ dưới đây:

“Ối xời, thà vậy còn hơn”
Nhiều người có thể nghĩ rằng cụm từ này giúp người nhận tin có nội dung không tốt, có cái nhìn đúng đắn hơn, và theo một cách nào đó, giống như để xoa dịu. Cụm từ này chứng tỏ trên thực tế, tình hình hiện tại có thể còn tồi tệ hơn nếu người đó đừng thổi phồng nó lên.

Hay là như Ray W. Christner, nhà tâm lý học được cấp phép hành nghề độc lập ở Hanover, PA, nói: “Cụm từ này còn được coi là một sự bác bỏ trải nghiệm và vô hiệu hóa cảm xúc của một người.”

“Cái gì cũng có lý do thôi!”, hoặc “Ý Trời đã định!”
Theo Christner, những câu nói như thế này là nguyên nhân gây khó chịu cho người nghe, chẳng khác nào nói với người nhận tin “có nhân có quả, sống sao mới bị vậy”.

Nếu là bạn, chắc hẳn bạn cũng đâu muốn nghe những lời như thế.

 “Bạn sẽ vượt qua chuyện này ngay thôi”
Ngoài việc thiếu đi sự đồng cảm, sử dụng những cụm từ như thế này – gợi ý rằng tin xấu đó chẳng có vấn đề gì lớn lao – còn thay đổi bối cảnh của thông điệp, Aura De Los Santos, nhà tâm lý học có cơ sở hành nghề tư nhân ở Dominican Republic, cho biết.

Cô nói: “Hãy cố gắng nói thẳng thắn và nói y như cách mà vấn đề xảy ra. Không có nghĩa là nói một cách thô lỗ, mà phải thể hiện ý của bạn thật rõ ràng để người nhận tin bày tỏ cảm xúc phù hợp.”

(minh họa: Ksenia Makagonova/Unsplash)

“Mình biết bạn đang cảm giác thế nào”
Mỗi người có cảm giác khác nhau, cảm xúc khác nhau, bạn nói vậy, chẳng lẽ bạn có thể đi guốc vào bụng người khác. Christner nói: “Một số người sử dụng cụm từ này như là dể ‘bình thường hóa’ vấn đề, nhưng nó cũng khiến người nghe cảm giác như bạn thiếu quan tâm, hoặc coi thường cảm xúc của họ.”
Thay vì nói như vậy, ông gợi ý cách nói khác: “Mình biết bạn đang trong tình huống khó khăn lắm, thôi thì cố gắng lên, mình luôn bên bạn.”

“Ít nhất thì…”
Có một lần, tổng biên tập Lifehacker – Meghan Walbert giải thích, cụm từ này khiến người nghe “không vơi được nỗi buồn, mà càng thêm bực bội”, thay vì nói “hãy nhìn vào hướng tích cực.” 

“Cậu nên cảm kích vì điều đó…”
Cụm từ này “sử dụng ngôn ngữ gắn liền với sự đánh giá của người nói về tin tức, thay vì để người nghe nhận tin tức và tự họ xác định cảm xúc của chính mình,” Hannah Yang, nhà tâm lý học và là nhà sáng lập của Balanced Awakening, một phương pháp trị liệu tâm lý dành cho phụ nữ và các cặp vợ chồng, ở Chicago, cho biết.

Thay vì nói ra những lời sáo rỗng được gợi ý ở trên, Yang và Christner đưa ra một số gợi ý để giúp bạn tránh “thêm dầu vào lửa”. Mặc dù có lẽ bạn đang muốn cho họ biết càng sớm càng tốt, nhưng theo Christner, việc vội vàng kết thúc cuộc trò chuyện không phải là một ý hay. Ông nói: “Hãy ngừng lại một lúc và dành một vài phút im lặng để chọn ra những từ đúng đắn mà bạn sẽ nói tiếp.”

Yang khuyên mọi người nên chọn ra những ngôn từ mang tính “truyền tải lòng trắc ẩn và sự cởi mở đối với bất kỳ cảm xúc nào của người nhận,” để họ luôn giữ bình tĩnh vào thời điểm căng thẳng mà họ đang phải chịu đựng. Đồng hãy tập trung vào việc truyền đạt sự thật của tình huống. Yang nói: “Hãy đợi người nhận phản hồi trước khi thêm vào bất cứ điều gì khác. Trước tiên, hãy xem cách họ nhận tin tức như thế nào, sau đó củng cố thêm cho cảm xúc của họ về tin tức không mấy tốt đẹp.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: