Cẩn thận với những loại ‘đồ chơi chết người’ của trẻ con

Những vật có nam châm có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. (Minh họa: Unsplash)

Mang đồ chơi đi học khoe với bạn, bé gái 6 tuổi vô tình nuốt phải nam châm từ món đồ chơi nhiều trẻ vẫn yêu thích.

Hôm 11 Tháng Sáu, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM tiếp nhận trường hợp bé gái Ch.G.H., 6 tuổi, ở Quận 11, TP.HCM trong tình trạng bứt rứt, đau bụng, nôn. Hai tiếng trước khi nhập viện, bé ở nhà trẻ, được bạn cùng lớp cho 5 viên bi nam châm chơi, em giấu không cho cô biết bằng cách bỏ vào miệng ngậm, dự định ra về lấy ra nhưng vô tình bé nuốt luôn vào bụng (dạ dày). Thấy khó chịu, đau bụng bé mới nói với cô.

Tại bệnh viện, bé được hỗ trợ hô hấp thở oxy, chụp X Ray ở bụng phát hiện dị vật ở ruột non. Bệnh nhi được hội chẩn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ ngoại khoa nội soi đường tiêu hóa cấp cứu và nội soi ổ bụng, đẩy dị vật từ ruột non lên dạ dày. Các bác sĩ gắp ra 5 viên bi nam châm dính liền nhau.

Sau nội soi gắp dị vật, trẻ hết đau bụng, tỉnh táo, tiếp tục theo dõi tổn thương niêm mạc ruột cũng như chức năng đường tiêu hóa.

Các bác sĩ cho biết đây là trường hợp may mắn, vì trẻ biết nuốt phải dị vật nên báo sớm với cô giáo và đưa đến bệnh viện xử trí kịp thời. Để lâu, viên bi nam châm sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, thủng ruột các viên bi “hít nhau” gây vặn xoắn các quai ruột, gây tắc ruột… nguy hiểm cho tính mạng trẻ.

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Mỹ, nam châm đồ chơi cực kỳ nguy hiểm. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nhiều lần khuyến cáo không cho các trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 3 tuổi, chơi các viên nam châm nhỏ vì có thể gây chết người nếu nuốt phải.

Bác sĩ Hưng cho biết ông từng gặp bé gái hai tuổi trong hình nuốt các viên nam châm mà không ai biết. Vài ngày sau bé đau bụng dữ dội, vào cấp cứu thì được xác định là thủng ruột, viêm phúc mạc cấp và qua đời không lâu sau đó.

Nếu vô tình nuốt một viên thì chưa phải chuyện lớn. Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi bé nuốt từ hai viên trở lên, lúc này các viên nam châm ở hai vùng ruột khác nhau sẽ hút lại thông qua thành ruột và không di chuyển tiếp. Khi hút vào nhau như vậy, chúng tạo môt sức ép lên thành ruột ở một vùng cố định kéo dài, từ đó gây thiếu máu cục bộ, vùng ruột bị chèn ép, gây hoại tử và thủng ruột. Cơ chế này giống như loét mông hay lưng do tỳ đè lâu ngày ở người nằm lâu. Do vậy triệu chứng không xuất hiện ngay mà tới vài ngày sau ruột đã thủng vì hoại tử.

Các viên nam châm rất nguy hiểm nếu nuốt hai viên cùng lúc. (Minh họa: Unsplash)

Điều nguy hiểm là trẻ nuốt xong không có triệu chứng gì, không nói cho người lớn biết nên cha mẹ không hề nghi ngờ gì, hoặc biết cũng không rõ trẻ nuốt một hay nhiều viên vì số lượng hạt quá nhiều.

Rất nhiều đồ chơi tiềm ẩn những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, nhất là những đồ chơi lắp pin cúc áo hay SLIME. Nhiều đồ chơi của trẻ như đồ chơi điện tử hoặc điều khiển từ xa được lắp những cục pin nhỏ (hay còn gọi là pin cúc áo). Nếu trẻ chẳng may nuốt phải, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho trẻ, ngay cả khi không gây tắc đường thở.

Trên thực tế, pin khi vào cơ thể có thể dẫn đến hình thành những tổn thương, thậm chí gây tử vong trong vòng vài giờ do giải phóng những chất độc hại vào thực quản.

Riêng tại Pháp, từ Tháng Giêng, 1999 đến Tháng Sáu, 2015 xảy ra hơn 4,000 trường hợp nuốt phải pin cúc áo, có hai trẻ tử vong và 21 trường hợp nghiêm trọng được ghi nhận.

Tương tự như vậy đối với SLIME, một loại đồ chơi được làm bằng chất liệu dẻo, không dính và siêu đàn hồi; khi nặn, bóp, kéo, chảy dài như dầu nhờn, nên dễ dàng tạo ra nhiều hình thù khác nhau theo mọi ý thích một cách nhanh chóng; lại được pha trộn nhiều màu nên rất hấp dẫn trẻ em toàn thế giới và không ít người lớn cũng say mê nhào lặn sản phẩm đồ chơi này để xả stress.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát chất độc Pháp, nhiều chất có trong các loại đồ chơi này là chất độc hại và các dung môi (để chế tác SLIME) không chỉ có nguy cơ gây kích ứng hay dị ứng, còn có thể gây ra những vấn đề cho đường hô hấp và ảnh hưởng tới thần kinh trung ương.

Chất tạo tính dẻo và nhờn cho hỗn hợp này là acid boric, mà Liên minh Châu Âu xếp vào loại ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, đặc biệt nguy hiểm nếu tiếp xúc thường xuyên.

Đọc thêm:

-Bé gái suýt chết vì bị dây ba lô quấn cổ

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: