Cảnh báo về sự phóng thích có hại từ bọt biển ‘ma thuật’

Miếng bọt biển dùng để rửa chén. (Hình minh họa: Unsplash)

Một nghiên cứu mới cho thấy một công cụ dọn dẹp gia đình thông thường có thể là nguyên nhân khiến bạn tiếp xúc với hàng nghìn tỷ hạt vi nhựa mỗi tháng. Theo Newsweek.

Bọt biển melamine – hay còn gọi là bọt biển ‘ma thuật’ – được làm từ mạng lưới các sợi nhựa cứng ghép lại thành bọt nhẹ. Bọt có khả năng mài mòn tốt, khiến nó trở thành vật liệu tuyệt vời để làm dụng cụ tẩy rửa. Tuy nhiên, khi bọt biển được dùng để chà rửa, miếng bọt sẽ vỡ ra thành những mảnh ngày càng nhỏ hơn. Những hạt nhựa nhỏ này, được gọi là vi nhựa, được thải vào môi trường, và cuối cùng xâm nhập vào nguồn cung cấp nước và chuỗi thức ăn.

Sự hiểu biết của chúng ta về tác động của các hạt này lên cơ thể con người vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng vì bọt biển có chứa các hóa chất đã được chứng minh là có khả năng phá vỡ quá trình giải phóng hormone tự nhiên của cơ thể con người, làm tăng nguy cơ rối loạn sinh sản và một số bệnh ung thư. Bọt biển cũng mang các hợp chất độc hại trên bề mặt, như kim loại nặng.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology, các nhà nghiên cứu từ Nanjing University ở Trung Quốc đã so sánh sự giải phóng các hạt vi nhựa từ các nhãn hiệu bọt biển ‘ma thuật’ khác nhau. Họ phát hiện ra rằng những loại được làm từ bọt dày đặc sẽ mòn chậm hơn và tạo ra ít sợi vi nhựa hơn những loại có mật độ bọt thấp.

(Hình minh họa: Đ.Trang)

Khi so sánh tất cả mật độ của miếng bọt biển, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, trung bình, một miếng bọt biển duy nhất phóng thích khoảng 6.5 triệu sợi trên mỗi gram miếng bọt biển bị mòn.

Bằng cách sử dụng dữ liệu từ Amazon để đánh giá doanh số bán hàng hàng tháng và giả định rằng tất cả các miếng bọt biển đã bị mòn khoảng 10%, nhóm thử nghiệm đã tính toán rằng khoảng 1.55 nghìn tỷ sợi vi nhựa được giải phóng từ những miếng bọt biển ‘ma thuật’ này mỗi tháng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tổng lượng phát thải toàn cầu là 4.9 nghìn tỷ sợi vi nhựa do tiêu thụ bọt biển, nhưng đây mới chỉ tính đến một nhà bán lẻ trực tuyến, cho nên con số thực tế có khi còn cao hơn.

Họ cho biết khám phá cho thấy một nguồn gây ô nhiễm sợi vi nhựa trong môi trường cho đến nay vẫn chưa được công nhận và nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá rủi ro phơi nhiễm liên quan đến các dạng sợi vi nhựa mới này.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết thêm rằng các nhà sản xuất nên giảm thiểu lượng phát thải vi nhựa bằng cách tạo ra những miếng bọt biển dày hơn, cứng hơn và có khả năng chống mài mòn cao hơn. Ngoài ra, họ gợi ý người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch tự nhiên không chứa nhựa.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: