Chọn mua giày thể thao, không hề đơn giản!

Mỗi kiểu giầy thể thao chỉ thích hợp cho một loại hoạt động. (minh họa: Unsplash)

Nhiều người có thói quen mua một đôi giày thể thao mà không quan tâm đến tính năng và mục đích của nó. Họ mua một đôi giày để tập thể dục, thể thao, đi bộ và cả… đi dạo! Chuyện mua một đôi giầy thể thao không đơn giản như thế đâu!

Điều gì thực sự quan trọng khi chọn mua và… tiễn một đôi giày thể thao, các chuyên gia sẽ góp ý với bạn.

Nhiều người mua một đôi giày để tập thể dục, thể thao, đi bộ và cả… đi dạo! (minh họa: Unsplash)

Trợ thủ của đôi chân

Mỗi kiểu giầy thể thao chỉ thích hợp cho một loại hoạt động. Giày thể thao hiện là một ngành kinh doanh trị giá $16 tỷ ở Hoa Kỳ và sẽ tăng nhanh trong vài năm tới, khi người Mỹ thay đổi thói quen. Họ không còn mua một mà mua nhiều đôi giày thể thao được thiết kế cho từng hoạt động khác nhau.

Nhưng một câu hỏi lớn được đặt ra: “Liệu có thực sự cần thiết phải có một tủ giày thể thao hay đây chỉ là chiêu trò quảng cáo thổi phồng của các nhà sản xuất giày để tăng doanh số?”

Tiến sĩ Bradley Schaeffer, bác sĩ nhi khoa và phẫu thuật chân tại bệnh viện Sole Podiatry của thành phố New York nhận định: “Tất cả các hoạt động và thể thao đều cần những đôi giày cụ thể đòi hỏi sự thận trọng khi chọn lựa. Giày phải cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để tránh gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến bàn chân như vẹo móng, tổn thương móng, viêm gót chân, hoặc tình trạng móng chân mọc sâu vào phần mềm của ngón, gây khó chịu.

Theo Tiến sĩ Nelya Lobkova, bác sĩ phẫu thuật nhi khoa tại bệnh viên Step Up Footcare tại thành phố New York, tập thể dục với giày phù hợp sẽ giúp tránh các chấn thương do vận động quá mức, nhất là đối với những người mới bắt đầu tập hay có cơ thể không thuận lợi. Giày có thể nâng cao hiệu suất thể thao của bạn, vì chúng được thiết kế để cung cấp sự hỗ trợ và ổn định cho một hoạt động cụ thể, như chạy, nhảy.

Chạy bộ là một chuyển động về phía trước được lặp đi lặp lại nhiều lần nên một đôi giày thích hợp cần phải nhẹ với đế ngoài co giãn, giúp bàn chân di chuyển khi hấp thụ lực tác động của bàn chân với mặt đất. Ngược lại, giày đi bộ đường dài có vân gai sâu hơn giày chạy để tăng lực kéo trên các bề mặt lồi lõm và thiên nhiên. Giày đi bộ thường có mũi cao hơn để ổn định cho mắt cá chân. Giày bóng chuyền, giống như nhiều loại giày để chơi trong các sân thi đấu cứng, hỗ trợ di chuyển, bật nhảy theo mọi hướng mà không gây chấn thương.

Liệu có thực sự cần thiết phải có một tủ giày thể thao? (minh họa: Unsplash)

Chọn giày đúng

Theo Tiến sĩ Damian Roussel, bác sĩ chuyên khoa chân, phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân tại Centers for Advanced Orthopaedics ở Frederick, Maryland, việc tìm được một đôi giày chạy (running shoe) chất lượng tốt là điều quan trọng. Hãy chọn kiểu nhẹ nhàng, linh hoạt để hấp thụ tác động lặp đi lặp lại của bàn chân chạm đất. Và trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục mới nào, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước và ngưng tập ngay nếu thấy chân bị đau.

Cũng theo tiến sĩ Roussel, chạy, bóng rổ, bóng chuyền, đi bộ đường dài và quần vợt là một số hoạt động cần phải có đôi giày dành riêng cho mỗi môn, đặc biệt nếu bạn là một vận động viên luôn muốn cải thiện thành tích của mình. Còn những hoạt động bình thường khác không đòi hỏi nhiều vận động hay nhún nhảy thì không cần.

Hiện có rất nhiều thương hiệu giày trên thị trường, vì vậy, việc chọn được đôi giày tốt nhất không hề đơn giản. Lời khuyên chung là hãy chọn kiểu phù hợp nhất với hình dáng bàn chân của bạn. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta lại không quá giỏi trong việc xác định thế nào là phù hợp!

Theo một phân tích năm 2018 được công bố trên Journal of Foot and Ankle Research, có từ 63% đến 72% người dùng giày dép không đúng kích cỡ, đặc biệt là người lớn tuổi và người mắc bệnh tiểu đường. Đánh giá nghiên cứu cũng phát hiện bằng chứng cho thấy giày không vừa vặn rất dễ gây đau chân và các chứng triệu chứng khác như chai sần, dị tật bàn chân.

Điều quan trọng nhất giày thể thao là phải vừa vặn với bàn chân. Để biết thế nào là vừa, các chuyên gia của viện American Academy of Orthopaedic Surgeons (AAOS) khuyên bạn nên mua sắm tại một cửa hàng chuyên về thể thao và nhờ các nhân viên được đào tạo giúp đỡ.

Bạn cũng nên mua giày ngay sau khi tập luyện hoặc vào cuối ngày vì giày cho bàn chân hơi sưng sẽ thích hợp hơn là giày cho đôi chân lúc chưa tập. Hãy chắc chắn đã thử giày cả bên phải, bên trái và mang loại tất (vớ) ưa thích khi thử. Gót chân phải yên vị trong giày để không bị trượt và phải có khoảng trống ít nhất một nửa inch (1.27 cm) giữa ngón chân dài nhất và mũi giày. Ngón chân cũng phải nhúc nhích được dễ dàng. Schaeffer nói: “Giày rộng quá hoặc chật quá đều bất tiện, khó chịu và gây ra nhiều vấn đề trong quá trình luyện tập”.

Giày rộng quá hoặc chật quá đều bất tiện, khó chịu và gây ra nhiều vấn đề trong quá trình luyện tập. (minh họa: Unsplash)

Lúc nào cần thay giày?

“Bất kỳ vết nứt hoặc vết rách nào trong kết cấu giày cũng là chỉ dấu báo hiệu đã đến lúc thay đôi giày khác,” Karena Wu, Chủ nhân kiêm Giám đốc trị liệu tại trung tâm ActiveCare Physical Therapy ở thành phố New York, nói.

Nhưng đôi khi giày trông vẫn ổn dù chúng hơi cũ. Vì vậy, có một cách khác để theo dõi là quãng đường và thời gian. Roussel nói: “Giày chạy và đi bộ nên được thay sau 300 – 500 dặm (485-805 km) sử dụng, còn giày bóng rổ sau 45 đến 50 giờ chơi bóng. Đối với aerobic hoặc quần vợt, hãy thay giày khi thấy có dấu hiệu lệch lạc trên bề mặt phẳng hoặc có những nếp gấp”. Các chuyên gia của American Council on Exercise khuyến cáo hãy thay giày thể thao mỗi sáu tháng nếu dùng nó gần như hàng ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng để tập thể dục vài lần một tuần, tuổi thọ sẽ lên đến một năm.

Cuối cùng, đừng mang giày thể thao đi dạo quanh thành phố, vì chúng không dành cho mục đích đó và sẽ khiến giày bị hỏng sớm hơn. “Đôi chân là bệ đỡ của chúng ta và đôi giày là trợ thủ,” Schaeffer nói. “Phải bảo vệ và hỗ trợ đôi chân sao cho các hoạt động thường xuyên trong cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng.”

Đọc thêm:

-Lego không bao giờ “chết”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: