Chứng “chóng mặt” này thường xảy ra khi bạn đang đàm phán với sếp việc tăng lương hoặc đưa ra một ý tưởng gì đó mà gặp toàn những phản hồi tiêu cực.
Dan L. Shapiro, người điều hành Harvard International Negotiation Program và là tác giả cuốn sách “Negotiating the Nonnegotiable,” cho biết nếu bạn từng cảm thấy rối rắm, bù đầu khi làm việc trong văn phòng, có thể bạn đang bị ‘chóng mặt’ nơi công sở (vertigo).
Đôi khi bạn cũng bị vertigo khi bất ngờ nghe phải những lời chỉ trích khó ưa. Ngay cả khi suy nghĩ, ý tưởng của bạn là hợp lý, hành động của bạn cũng vô tình thể hiện dựa trên cảm xúc nhiều hơn.
Shapiro nói: “Phần lớn suy nghĩ của não dựa vào một nền tảng về cảm xúc và chúng có nguồn gốc từ những gì mà mỗi cá nhân cảm nhận được trong cơ thể mình. Nếu bạn không nhận thức được điều đó, bạn sẽ thường đưa ra phản ứng sai.”
Dưới đây là dấu hiệu để nhận biết bạn có đang cảm thấy “chóng mặt” ở nơi làm việc hay không, và cách để giữ bình tĩnh trong các cuộc trò chuyện mang tính gây tranh cãi.
Đôi khi, nhà quản lý sẽ không biết gì về vai trò của bạn trong một dự án thành công trong thời gian gần đây hoặc có lẽ một đồng nghiệp đang cố gắng dồn trách nhiệm của họ cho bạn. Những tình huống như thế này thường là nguyên nhân khiến bạn bực bội và cảm thấy như mình đang bị người khác đánh giá thấp.
Shapiro nói: “Chứng ‘chóng mặt’ là cảm giác khi bạn thực sự như bị cuốn vào một vấn đề trong công việc, như sếp không đánh giá cao những cống hiến của bạn cho công ty, có thể sếp chỉ vô tình tỏ ra như vậy, hoặc cố tình. Dù thế nào đi nữa, nơ-ron thần kinh trong não cũng đang gửi tín hiệu nói bạn cần phải có phản ứng.”
Ngoài ra, trái tim của bạn cũng sẽ bắt đầu đập nhanh hơn và những suy nghĩ sẽ nhảy múa trong tâm trí. Nếu không nhận ra rằng mình đang bị “chóng mặt”, một số người thường phản ứng lại một cách vô cùng nóng nảy, thậm chí nhiều hơn mức cần thiết.
Để tránh cho tình huống này xảy ra, hãy hít thở thật sâu và tự động viên bản thân mình trước bất kỳ cuộc họp dễ gây xích mích nào. Ngoài ra, hãy luôn nhớ chính xác những gì bạn đang cố gắng truyền đạt cho những người nghe.
Shapiro nói: “Trước khi bạn bước vào một cuộc họp với sếp, hãy tự hỏi bản thân: ‘Mục đích của mình là thế nào và chương trình làm việc của mình là gì?’” Shapiro nói.
Nếu bầu không khí trong phòng họp trở nên căng thẳng, hãy “tạm dừng và hít một hơi dài.” Hành động này có thể giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát. Sau đó, nhớ lại mục đích bạn đã đặt ra cho mình trước đó.
Shapiro nói: “Mục đích của bạn là để sếp biết mình đã làm việc chăm chỉ như thế nào, để sếp biết rằng bạn tôn trọng ông/bà ấy và để nhận được những lời khuyên về cách định hướng về thời điểm này trong sự nghiệp của mình.”
Nếu bạn muốn cuộc họp diễn ra một cách hiệu quả, hãy tập trung vào những gì bản thân muốn đạt được và đừng bị phân tâm bởi cảm giác của một tuyên bố hoặc nhận thức nào đó.
Cách sẽ giúp bạn thoát khỏi trạng thái “chóng mặt” và quay trở lại trạng thái suy nghĩ mà bạn thực sự có một cuộc trò chuyện mang tính hợp tác, thay vì mang tính xung đột.