Cô gái trẻ chia sẻ sau 14 ngày ‘cắt đứt’ mạng xã hội

(Hình minh họa: Rami Al-zayat/Unsplash)

Jerjian và Weiting Liu, người sáng lập Arc.Dev đã tham gia tám khóa tĩnh tâm và mô tả cách trải nghiệm của họ tại các khóa tĩnh tâm cho phép họ kiểm tra lại bản thân, phát triển khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt hơn và kết nối sâu sắc hơn với môi trường xung quanh.

Hai tuần trước, Liu chia sẻ rằng cô quyết định xóa các ứng dụng mạng xã hội của mình và cam kết dành một khoảng thời gian dài tránh xa các cộng đồng kỹ thuật số.

“Tôi đưa ra quyết định này vào cùng ngày tôi phỏng vấn George Jerjian, tác giả của cuốn sách “Dare to Discover Your Purpose: Retire, Refire, Rewire” – người ủng hộ mạnh mẽ việc dành thời gian để ngắt kết nối, đặc biệt sau khi tham gia khóa tĩnh tâm kéo dài 30 ngày,” Liu nói với CNBC Make It. “Tôi không còn tiếp nhận các kích thích bên ngoài nữa và điều đó buộc tôi phải bắt đầu nhìn sâu hơn vào bên trong.”

Trải nghiệm của cô khi không dùng mạng xã hội cũng tương tự như vậy. Từ việc nhìn ra cửa sổ và quan sát mọi người cho đến việc liên tục dành thời gian để duỗi người và tập yoga (điều mà trước đây cô cảm thấy khó khăn). Cô cho rằng việc ngưng sử dụng mạng xã hội này chắc chắn mang lại lợi ích cho chính bãn thân cô.

Liu dành thời gian thăm hỏi những người thân yêu của mình nhiều hơn, và ít bị sao nhãng hơn khi tham gia vào các sở thích của mình như đọc tiểu thuyết và giải ô chữ.

Liu chia sẻ cô từng nghĩ càng ít biết về những gì đang diễn ra trên thế giới trong thời gian tránh xa mạng xã hội, thì càng tốt. Nhưng rồi cô thấy mình sai. Trước đây cô hay chuyển tin tức nóng hổi cho bạn bè và những người thân của mình, nhiều đến nỗi nhiều họ cứ nghĩ cô là cái máy sảm xuất thông tin, “biết tuốt” mọi thứ. Từ khi tạm chia tay mạng xã hội một thời gian, Liu thấy mình trở nên lạc hậu.

Đã tắt mạng thì khó lòng mà cập nhật thông tin sốt dẻo.Tất nhiên cô vẫn biết mọi thứ khi đọc các bài báo hàng ngày để phục vụ cho công việc của mình, nhưng thiếu đi những thú vui, sở thích khác mà chỉ trên mạng xã hội mới có, cũng làm cô hơi… bứt rứt trong lòng, đó là điều cô cố gắng vượt qua.

Hầu như ai cũng có bạn bè quan biết qua mạng xã hội, và chỉ tương tác qua các trang mạng, chứ không có bất cứ thông tin liên lạc nào như số phone, email để bất cứ lúc nào cũng có thể trao đổi, chia sẻ về các chương trình truyền hình hoặc bài hát mới yêu thích. Liu luôn có bạn bè và gia đình mà cô thường xuyên liên lạc, nhưng với lịch trình bận rộn, cô cũng chỉ liên lạc với họ qua mạng xã hội, chứ ít khi gọi phone rồi ngồi “tám” từ giờ này qua giờ khác.

“Tôi rất trân trọng một trong những người bạn thân nhất của mình, người luôn hỏi thăm tôi hàng ngày để cả hai cập nhật cho nhau về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của hai đứa. Cô ấy thậm chí còn chia sẻ màn hình tài khoản Instagram của cô ấy, để tôi ‘update’ tình hình của cô ấy kể từ ngày tôi ‘biến’ khỏi mạng xã hội, cô ấy muốn tôi không bị lạc hậu,” Liu nói.

Liu bỗng nhận ra, ứng dụng hình ảnh trong điện thoại của mình trống rỗng hơn nhiều. Liu nhớ việc ghi lại những khoảnh khắc ngắn ngủi trong ngày như hình trái tim trong tách cà phê sáng, hay cảnh hoàng hôn trông như tranh vẽ. Áp lực phải chia sẻ ngay cả những khoảnh khắc tầm thường nhất trong ngày, thay vì sống với chúng, khiến Liu vô cùng phấn khích.

Tất nhiên, cô luôn có thể chụp ảnh bằng camera điện thoại mà không cần đăng lên Instagram, nhưng để bạn bè nhìn thấy, vẫn thú vị hơn là giữ cho mình mà thôi.

Liu cho biết cô vẫn dự định sẽ tránh xa mạng xã hội thêm một tuần nữa và không đếm ngược từng ngày, nhưng cô học được rằng, mạng xã hội cũng có ý nghĩa trong cuộc sống, vấn đề là khi biết cân bằng mọi thứ, mạng xã hội sẽ trở thành công cụ tích cực.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: