Con ‘đại gia’ chia sẻ kinh nghiệm thành công nhờ biết tự lập

(minh họa: Guilherme Stecanella/Unsplash)

Lúc Gregg Renfrew mới tốt nghiệp đại học được một năm và vẫn còn đang nợ thẻ tín dụng, cô gọi điện cho mẹ mình cầu cứu, nhưng chỉ để nhận được câu trả lời thẳng thừng: “Đã đến lúc con cần tìm một công việc mới.”

Renfrew, 55 tuổi, giám đốc điều hành và người sáng lập công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ đôla chuyên buôn bán các mặt hàng làm đẹp – Beautycounter, cho biết bài học đau đớn về sự độc lập tài chính đã thúc đẩy cô lưu tâm hơn đến việc thu-chi của mình.

“Khi không biết phải làm cách nào để có tiền trả các hóa đơn, tôi sợ lắm, nên buộc phải bắt đầu đi tìm việc làm,” Renfrew nói với CNBC Make It.

Sau khi tốt nghiệp University of Vermont năm 1990, Renfrew được mẹ tặng hai món quà: một chiếc cặp màu đen có những chữ cái được lồng ghép lại với nhau và một tấm séc trị giá $5,000. Số tiền này đủ để mua quần áo đi làm, những thứ lặt vặt khác đối với một người mới ra trường, và thuê một căn hộ ở New York trong một, hai tháng.

Renfrew có thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn với số tiền đó, và chỉ bấy nhiêu đó mà thôi, chứ không được có thêm bất kỳ nguồn hỗ trợ về tài chính nào từ gia đình nữa. Chưa đầy một năm sau khi “ra riêng,” Renfrew phải dùng đến thẻ tín dụng, và nợ hơn $1,000 trong thẻ American Express của mình. Mẹ của Renfrew là giám đốc điều hành một công ty chuyên về bất động sản, nên hoàn toàn có thể kéo Renfrew ra khỏi “vũng lầy nợ nần,” nhưng bà không làm điều đó.

Thay vào đó, mẹ Renfrew hướng dẫn cho con mình cách kiếm đủ tiền để trả nợ. Với cách “đối xử” với mình như vậy, khi ấy Renfrew khá “thất vọng,” nhưng thật ra đó lại là điều may mắn, vì nếu không như thế, cô sẽ mãi “sống bám” vào cha mẹ.

(minh họa: Josefa nDiaz/Unsplash)

Thời vận đổi thay, ngay lập tức, Renfrew tìm được một công việc mới, rời bỏ hợp đồng làm việc ở công ty quảng cáo để tham gia chương trình đào tạo bán hàng tại Xerox Corporation. Chẳng bao lâu sau, cô bắt đầu bán máy photocopy cho các doanh nghiệp trên khắp thành phố Manhattan, trả hết nợ và cuối cùng trở thành một trong những nhân viên bán hàng “siêu” nhất của công ty.

Sau đó, Renfrew bắt đầu công việc kinh doanh phụ với một người bạn chuyên bán váy phù dâu – “The Wedding List,” nhưng vẫn làm việc tại Xerox. Năm 1997, họ hợp tác với Nicole Hindrich, đưa The Wedding List từ Anh sang Mỹ và nhận được khoản đầu tư $1.5 triệu trong vòng ba năm từ Nordstrom.

Vào năm 2001, doanh nghiệp này được Martha Stewart Living Omnimedia mua lại.

Nhớ lại lúc còn là sinh viên đại học, khi muốn đăng ký tham gia chương trình “Semester at Sea,” Renfrew không được cha mẹ cho tiền, mà trong suốt mùa hè, cô mở dịch vụ dọn dẹp nhà cửa ở Nantucket, Massachusetts – thậm chí còn thuê cả một nhóm nhân viên – để kiếm đủ tiền trang trải chi phí cho chương trình.

(minh họa: Ron Lac/Pexels)

Trải nghiệm này rất phù hợp với cách nuôi dạy con của cha mẹ Renfrew: Họ giúp cô tự đứng vững trên đôi chân của mình, không cần bất kỳ ai khác, kể cả người yêu tương lai của cô. Cô cho biết nhiều khi muốn mua mấy thứ mình rất thích nhưng vì “bị viêm màng túi” nên cô cứ phải kềm nén lại, chứ không xài thả ga.

Khả năng tự lập đặt nền móng cho sự nghiệp kinh doanh trong tương lai, mà Renfrew cho rằng, đó là bài học cuộc sống thật sự có giá trị.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: