AI làm thơ hay hơn con người, đúng không?

(Hình minh họa: Aaron Burden/Unsplash)

Thơ ca có lẽ là nỗ lực mang tính nhân văn nhất trong tất cả các nỗ lực của con người. Người ta nghĩ rằng đây là một trong số rất ít lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo không thể tiếp quản. Nhưng một khảo sát mới cho thấy dường như AI có thể làm thơ hơn con người, theo Psychology Today.

Các nhà nghiên cứu đã chọn 10 nhà thơ kinh điển trong danh sách khá dài và niên đại của các nhà thơ hơn 800 năm, gồm: Geoffrey Chaucer, William Shakespeare, Samuel Butler, Lord Byron, Walt Whitman, Emily Dickinson, TS Eliot, Allen Ginsberg, Sylvia Plath và Dorothea Lask. Sau đó, họ yêu cầu ChatGTP 3.5 viết những bài thơ theo phong cách của từng nhà thơ.

Họ sử dụng năm bài thơ đầu tiên mà ChatGTP 3.5 đưa ra và yêu cầu những người tham gia, những người không phải là chuyên gia về thơ, đánh giá tác phẩm theo 14 thang điểm, như chiều sâu, nhịp điệu, tính độc đáo, hình ảnh, vẻ đẹp, cảm xúc và chất lượng tổng thể.

Nếu những người tham gia được cho biết rằng một bài thơ được viết bởi AI (bất kể thực tế có phải vậy hay không), có thể họ sẽ đánh giá thấp hơn ở tất cả các tiêu chí này. Nếu họ được cho biết rằng bài thơ được viết bởi con người, họ sẽ đánh giá cao hơn. Điều đó không có gì để bàn.

Điều thực sự rất đáng ngạc nhiên là hầu hết những người không phải chuyên gia thơ này, không được cho biết trước là một bài thơ được sáng tác bởi AI hay con người, đã xếp hạng một cách có hệ thống những bài thơ thực sự được viết bởi AI cao hơn những bài thơ do con người viết. Ví dụ, họ xếp hạng bài thơ đầu tiên ChatGTP 3.5 viết ‘theo phong cách của Shakespeare’ cao hơn một bài thơ gốc của Shakespeare.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện này chỉ giới hạn ở những người không chuyên, phần lớn những người tham gia không đọc thơ nhiều hơn một vài lần một năm. Và lời giải thích của nhóm nghiên cứu liên quan đến việc những người tham gia thiếu chuyên môn, kết luận những người không chuyên này thích thơ AI hơn vì nó ít sử dụng từ tối nghĩa và do đó dễ hiểu hơn.

Có điều gì đó không thỏa mãn khi nói rằng những người bình thường không hiểu được sự phức tạp của những nhà thơ này. Nếu những người bình thường không hiểu được thơ ca của con người, thì thật đáng buồn cho các nhà thơ.

Thật ra, thực hiện các thí nghiệm về đánh giá thẩm mỹ là một việc vô cùng khó khăn vì nó rõ ràng mang tính chủ quan với những trải nghiệm, bối cảnh khác nhau trên nhiều phương diện của người đánh giá. Đó là kết quả của suy nghĩ, cảm giác, tình cảm của những người tham gia về trải nghiệm thẩm mỹ của họ.

Trải nghiệm thẩm mỹ của thơ ca là vô cùng mong manh và đầy cảm tính. Thường thì bạn có thể ngồi xuống để đọc một bài thơ, nhưng bạn không có tâm trạng và bạn cứ đọc đi đọc lại cùng một dòng thơ mà không “cảm” được bất kỳ điều gì.

Những người tham gia thí nghiệm này đã làm bài kiểm tra trực tuyến và không có gì bảo đảm là tất cả họ đều đang trong tâm trạng thưởng thức thơ khi làm bài kiểm tra.

Nghiên cứu này rất tinh tế, nhưng nó không cho thấy những nhà thơ trẻ, những cây bút mới chớm nở nên từ bỏ niềm đam mê của mình.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: