Di sản Lễ Tạ Ơn

Tặng thức ăn cho người da đỏ trong lễ Tạ Ơn năm 1621. (tranh minh họa: American Stock/Getty Images)

Khi ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về khoa học của lòng biết ơn, họ nhận thấy cảm giác này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ tổ tiên chúng ta đoàn kết và tồn tại.

Di sản đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, khi lòng biết ơn định hình nên con người chúng ta với tư cách là một giống loài và cách chúng ta kết nối với những người xung quanh.

Sarah Schnitker, nhà tâm lý học tại Baylor University, cho biết: “Đây là một phần trong DNA con người chúng ta. Theo một nghĩa nào đó, nó là chất keo gắn kết mọi người lại với nhau.”

Con người là động vật xã hội. Đó là cách chúng ta tồn tại lâu dài; không phải bằng cách trở thành người lớn nhất hay mạnh nhất mà bằng cách tìm ra cách làm việc cùng nhau.

Michael Tomasello, nhà tâm lý học phát triển tại Duke University, cho biết một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ là ý tưởng có đi có lại: “Nếu bạn thích tôi và làm những điều tốt đẹp cho tôi, thì tôi thích bạn và làm những điều tốt đẹp cho bạn”.

“Vương quốc động vật có một số hành vi cho và nhận song song,” Malini Suchak, nhà nghiên cứu hành vi động vật tại Canisius University, cho biết. Trong các thí nghiệm với khỉ mũ và tinh tinh, Suchak nhận thấy loài linh trưởng sẵn sàng giúp đỡ bạn tình, nếu từng được giúp đỡ trong quá khứ.

________________________________

Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 Tháng Chín năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida, nhưng “lễ Tạ ơn đầu tiên” (first Thanksgiving) theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.

Vào khoảng thế kỷ 16-17, một số người theo Công giáo và Thanh giáo tại Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta, trong cuộc Cải cách Tin Lành. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.

Những người này rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của mình sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế giới (Châu Mỹ) sinh sống, và sau này thường được gọi là Người hành hương (Pilgrims).

Hình vẽ mô tả những người định cư ban đầu ở Thuộc địa Plymouth đang chia sẻ bữa ăn trong lễ Tạ Ơn, năm 1621. (ảnh: Frederic Lewis/Archive Photos/Getty Images)

Những người này đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Thuộc địa Plymouth thuộc New England khi mùa đông đang tới. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,… Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ Tạ Ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.

Theo tài liệu, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts, sau một vụ thu hoạch tốt.

________________________________

Một số nhà khoa học cho rằng cảm giác biết ơn đã phát triển để duy trì hoạt động trao đổi giúp đỡ. Nói cách khác, nếu bạn được giúp đỡ, bạn sẽ cảm thấy mình nên trả nợ bằng một hành động tốt, kiểu “có qua có lại mới toại lòng nhau”.

Ở động vật và con người, đây không phải lúc nào cũng là những giao dịch “có qua có lại” này. Suchak nói, đôi khi, một con vượn được con khác chải lông, sau đó sẽ hỗ trợ đối tác đó trong một cuộc chiến, cho thấy rằng sự có qua có lại có thể không phải là ai cho mình cái gì thì mình phải trả lại cái đó, mà sự giúp đỡ sẽ hình thành các mối quan hệ tình cảm rộng hơn.

Hàng ngàn năm sau, lòng biết ơn bén rễ trong con người. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng lòng biết ơn có thể xuất hiện ở một số điểm trong gen và bộ não của chúng ta, gồm cả những điểm liên quan đến liên kết xã hội, cảm giác được khen thưởng và nhìn thấy quan điểm của người khác.

The First Thanksgiving tại Plymouth, 1914. Tranh của nghệ sĩ Brownscombe, Jennie Augusta (1850-1936). (ảnh: Fine Art Images/Heritage Images/Getty Images)

 Và cảm giác này xuất hiện sớm: Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi thể hiện rằng chúng muốn đáp lại sự giúp đỡ, Amrisha Vaish, người nghiên cứu sự phát triển đạo đức tại Virginia University, cho biết. Cô nói thêm, từ tuổi lên bốn, các bé cũng đã có xu hướng “trả trước”.

Trong một nghiên cứu, Vaish phát hiện ra rằng khi trẻ em được giúp hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, ví dụ như tìm chìa khóa để mở hộp nhãn dán – chúng có nhiều khả năng tặng lại một số nhãn dán cho người giúp mình, hoặc cho bạn khác, vì nghĩ “mình được người khác giúp, mình phải giúp người khác.”

Theo Schnitker, kiểu hành vi đó thể hiện lòng biết ơn không chỉ là sự trao đổi đơn giản, mà khiến chúng ta rộng lượng hơn với người khác nói chung – ngay cả khi họ không giúp đỡ mình trước.

Cảm ơn cũng có thể tốt cho bạn: Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những người viết thư cảm ơn, cho biết sức khỏe tinh thần tốt hơn và nhận thấy những thay đổi trong hoạt động não của họ. Nhưng một số nhà tâm lý cho rằng cách cảm ơn mới quan trọng, chứ không chỉ là món quà.

Thật vậy, quà cáp, đồ vật chỉ là vật chất, cái chính là tự đáy lòng mình nuôi dưỡng lòng biết ơn, để rồi sau đó sẽ giúp đỡ người khác – hình ảnh của chính mình ngày trước.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: