Gà nấu chín còn tươi ngon được bao lâu trong tủ lạnh?

(minh họa: Unsplash)

Bạn có bao giờ tự hỏi món gà mà bạn đã dành thời gian và công sức nấu nướng sẽ tươi ngon được bao lâu, nếu bạn dùng không hết và đem cất trong tủ lạnh?

Đã có một cuộc chiến tranh giành vị trí hàng đầu giữa các loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ, trong đó có các loại thịt đỏ, và thịt gia cầm, kết quả thịt gà là “người chiến thắng”. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, sự gia tăng số lượng tiêu thụ thịt gà có thể là đà có sẵn trong những năm qua. Thống kê từ Bộ Nông nghiệp năm 2018 cho thấy mỗi người Mỹ có thể ăn 65.2 pound thịt gà, còn thịt bò thì chỉ 54.6 pound.

Thịt gà dễ chế biến thành nhiều món ngon, lại rẻ hơn các loại thịt khác, nhưng cuộc sống bận rộn không phải lúc nào bạn cũng có thể nấu mỗi ngày. Vậy, nếu gà đã qua chế biến, còn thừa lại sau một bữa ăn, bạn cất trong tủ lạnh, thì gà chín ấy sẽ giữ tươi ngon và còn đủ chất được trong bao lâu?

Thịt gà dễ chế biến thành nhiều món ngon, lại rẻ hơn các loại thịt khác. (minh họa: Unsplash)

Dưới đây là một số nguyên tắc để bảo quản thực phẩm tốt hơn mà các chuyên gia hướng dẫn trên Eatingwell:

Gà nấu chín để trong ngăn mát

Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm (USDA) đề nghị, các thức ăn thừa đã nấu chín, bao gồm cả thịt gà nên được tiêu thụ trong vòng ba đến bốn ngày.

Xúc xích gà và thịt nấu chín kỹ có thể để trong tủ lạnh đến một tuần, vì trong xúc xích và gà nấu có chứa hàm lượng natri cao hơn, trong đó có muối giúp bảo quản các sản phẩm lâu hơn một chút.

Cách bảo quản gà đã nấu chín: Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần bỏ thức ăn thịt gà ăn còn sót vào tủ lạnh trong vòng hai giờ, sau khi nấu. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng khi nhiệt độ của thịt nằm trong “Vùng nguy hiểm”, từ 40 ° F (4 ° C) đến 140 ° F (60 ° C).

Đựng thịt gà đã nấu chín trong một hộp sạch và khô, kín gió hoặc niêm phong trong túi nhựa thực phẩm chưa sử dụng. Làm như vật sẽ giúp thịt giữ được độ tươi và chất lượng. Trên hộp hoặc túi đựng, bạn nhớ ghi ngày nấu, để giúp bạn nhớ là sẽ phải đem nó ra “xử” trước khi nó bị vi khuẩn xâm lấn.

Nếu gà chín để quá bốn ngày trong tủ lạnh sẽ có nguy cơ vi khuẩn phát sinh. Có hai loại vi khuẩn khiến thực phẩm của bạn “bị biến chất”, là vi khuẩn gây bệnh gây ngộ độc thực phẩm hoặc các loại bệnh lây truyền qua thực phẩm khác hoặc vi khuẩn gây hư hỏng khiến thực phẩm có vị khó ăn. Bạn có muốn đưa vào cơ thể mình những thứ đã dính vi khuẩn? Chắc chắn là không. An toàn còn hơn là tiếc của, nên USDA đề nghị thức ăn để lâu trong tủ lạnh mà quên dùng tới, hãy bỏ nó đi, thậm chí đừng nếm làm gì.

Thức ăn thừa đã nấu chín, bao gồm cả thịt gà nên được tiêu thụ trong vòng ba đến bốn ngày. (minh họa: Unsplash)

Gà nấu chín trong tủ đông

Gà nấu chín có thể để được đến bốn tháng trong tủ đông nếu nó được giữ đông lạnh liên tục. Nghĩa là gà không bị đem ra xả đông, rồi lại tiếp tục cất vào ngăn đông. Theo USDA, nếu gà được ngâm trong nước dùng hoặc nước thịt, món ăn có thể được đông lạnh trong khoảng sáu tháng.

Cách nhận biết thịt gà bị hư

Nhìn bề mặt món thịt gà, nếu thấy có màu xám hoặc xanh, có nghĩa nó đã bị hư. Thịt gà nấu chín có thể bị nhớt. Nếu đem rửa phần nhớt ấy đi, rồi đem hâm nóng hay nấu chín lại, vẫn không diệt được vi khuẩn. Thậm chí, nếu đem rửa phần nhớt, bạn còn vô tình làm tăng ô nhiễm các thực phẩm và đồ dùng khác, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Bạn cũng có thể ngửi mùi. Thật ra cũng khó nhận biết thịt gà bị hư chưa, vì món này đã được ướp hoặc làm nấu với các loại thảo mộc, gia vị hoặc nước sốt. Nhiều khi món gà ăn thừa để trong tủ lạnh cả chục ngày, nhìn vẫn ngon, nhưng thực chất nó đã bị hư. Vì thế, tốt nhất là bạn cứ ghi ngày cho chắc, rằng sau bốn ngày mà không có nhu cầu dùng tới thì đem bỏ.

Nhiều khi món gà ăn thừa để trong tủ lạnh cả chục ngày, nhìn vẫn ngon, nhưng thực chất nó đã bị hư. (minh họa: Unsplash)

Đừng hoảng sợ nếu bạn đã ăn thịt gà đã hư hoặc đã qua mốc ba đến bốn ngày. Bạn có thể ổn, nếu cơ thể của bạn tốt. Giống như thịt gà sống, thịt gà nấu chín có thể gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là người trẻ em, người già, những người đang mang thai và những người có hệ thống miễn dịch yếu. Một số triệu chứng khó chịu của ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, ớn lạnh, nôn mửa và tiêu chảy đến mất nước và phân có máu. Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, kéo dài từ 12 đến 24 tiếng đồng hồ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: