Tự ti về khuôn mặt thiếu hấp dẫn, năm ngoái, Connor, 23 tuổi, chích 6 ml filler vào cằm, đường viền hàm và xương gò má, với giá hơn £ 800 bảng Anh ($934). Không có đủ trả một lúc, Connor trả góp.
Số người trẻ dưới 25 tuổi đi chích botox, filler (chất làm đầy da) để làm căng da, xóa nếp nhăn trên gương mặt như tăng Connor đột biến trong thời gian gần đây ở Anh. Connor tâm sự, từ năm 15 tuổi, anh đã mơ ước mình sẽ có một vẻ mặt sắc sảo, không chê vào đâu được. Vì không được như vậy, nên mỗi lần chụp hình, anh phải dùng nhiều ứng dụng chỉnh sửa để khi nào thật vừa ý mới thôi. Theo Connor, filler giúp cằm lộ rõ góc cạnh, vuông vức và gò má cao lên đáng kể. Nhờ filler, anh hài lòng và tự tin lên rất nhiều.
Helen, 22 tuổi, nữ sinh viên ngành tội phạm học và xã hội học, vừa đi chích một ml filler vào môi. Cô bày tỏ niềm hạnh phúc khi nhìn thấy đôi môi sau khi đi chích về đầy đặn hơn, quyến rũ hơn. Bây giờ cô tự trách mình sao trước đây lại có thể chấp nhận đôi mỏng lét ấy.
Connor và Helen không chỉ là ngoại lệ, Gen Z ở Anh ngày càng ưa chuộng các phương pháp thẩm mỹ không dùng tới dao kéo. Xu hướng này ngày càng phổ biến.
Trước đây, chỉ có người lớn tuổi bị lão hóa về da, người có tiền, mới đi chích botox hoặc chất làm đầy để da không lộ nếp nhăn, để được trẻ lại, nhưng theo bác sĩ Tamara Griffiths, thành viên Hiệp hội Bác sĩ da liễu Anh, nhận thấy khách hàng của phương pháp này ngày nay rất trẻ, chủ yếu trong độ tuổi 20-30, khi làn da chưa có nếp nhăn nào.
Tuy chưa có nếp nhăn, nhưng những người trẻ này vẫn cứ thích đi chích để làm đầy da, để mong muốn giữ được sự tươi tắn, tạo đường nét sắc sảo hơn cho gương mặt. Cũng có không ít người trong số họ thừa nhận vì bị ảnh hưởng bởi ngoại hình từ các hình mẫu trên mạng xã hội và các chương trình truyền hình.
Connor khẳng định hầu hết bạn bè của anh đều chích filler vào má hoặc môi. “Hiệu quả của các chất làm đầy nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán trong mọi cuộc trò chuyện. Mọi người đều muốn sở hữu vẻ ngoài rạng rỡ hơn,” anh nói.
Theo các chuyên gia, những người trẻ như Connor hay Helen đang gặp khủng hoảng về sự tự tin. Vấn đề này xuất hiện khi họ bắt đầu sử dụng mạng xã hội và tiếp cận với các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Bác sĩ Tamara Griffiths nói rằng thanh niên dưới 25 tuổi có xu hướng tự làm tổn thương bản thân bằng những kỳ vọng phi thực tế. Họ dễ mắc chứng lo âu, trầm cảm và dính nhiều bệnh thần kinh khác khi nhìn thấy những hình ảnh lung linh trên mạng xã hội của người nổi tiếng hoặc bạn bè.
Victoria Brownlie, Giám đốc chính sách của Hội đồng Thẩm mỹ Anh, đồng ý rằng lượng người tìm kiếm các phương pháp điều trị thẩm mỹ đã tăng theo cấp số nhân và có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. Dù chính quyền Anh ban hành lệnh cấm can thiệp thẩm mỹ, kể cả không giải phẫu với trẻ vị thành niên, nhưng không có cách nào ngăn những người đủ tuổi lạm dụng botox, filler. Riêng năm 2020, Bộ Y tế Anh ước tính có khoảng 41,000 ca tiêm botox cho người trên 18 tuổi. Điều này khiến xảy ra những cuộc tranh cãi về hậu quả của trào lưu làm đẹp bằng botox, filler.
Một nghiên cứu ở Anh mới đây cho thấy, 10% người dân là phụ nữ ở quốc gia này nước này rất không hài lòng với cơ thể của mình. Tự mình so với các người mẫu trên mạng xã hội, hơn 30% người trong cuộc nghiên cứu thú nhận họ bị căng thẳng vì thân thể mình có nhiều khuyết điểm quá. Nhưng đâu chỉ có nữ giới! Theo Conner, giới tính nào cũng bị kìm hãm bởi các tiêu chuẩn độc hại về cái đẹp. Anh cho rằng nam giới cũng sợ hãi những ánh nhìn từ bên ngoài. Theo anh, nam giới và giới tính thứ ba còn áp lực hơn. Và áp lực hơn cả là việc làm đẹp tốn kém nhiều, nếu muốn đẹp đúng tiêu chuẩn xã hội.
Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các quảng cáo làm đẹp nhanh chóng tạo ra cơn sốt. Nắm bắt tâm lý muốn đẹp như sao Hollywood, hàng loạt phòng khám kém chất lượng, không có giấy phép hành nghề mọc lên như nấm. Họ quảng cáo sẽ làm giá rẻ, làm đẹp cũng có “discount”, không cần nhiều thủ tục, giấy tờ. Các cơ sở này thu hút lượng lớn người trẻ đến làm đẹp.
Từ Tháng Hai, 2021, chính phủ và Hội đồng bác sĩ da liễu Anh ban bố các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ các phương pháp không dao kéo nói trên. Nếu được chính phủ thông qua dự luật, Bộ Y tế nước này sẽ cấp quyền quản lý để bảo đảm tính nhất quán trong toàn ngành thẩm mỹ, bảo vệ khách hàng khỏi những người hành nghề không có giấy phép.
“Chúng tôi hiểu rõ cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm pháp có thể thu hút nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị giá rẻ. Nhưng để tránh những hậu quả ngoài ý muốn, chúng tôi khuyên người dân nên thận trọng và tìm đến các cơ sở làm đẹp uy tín,” Andrew Rankin, người phát ngôn của Hội đồng Liên kết các bác sĩ thẩm mỹ, nói.
Tiến sĩ Griffiths đồng tình, cho rằng người trẻ đừng nên làm điều đó vì xem một bức ảnh hay video một cách ngẫu hứng, người trẻ hãy dành thời gian để suy nghĩ về lý do quyết định thực hiện.
Còn với Connor, anh bày tỏ sự thất vọng khi các vùng trên mặt khi đi chích chất làm đầy, anh được quảng cáo kéo dài đến 18 tháng, nhưng chỉ sau ba tháng, các vết trên gương mặt bắt đầu hõm xuống. “Nếu bạn ở độ tuổi 20 và muốn thực hiện các thủ thuật tiêm chất làm đầy, tôi khuyên nên tìm hiểu kỹ vì bạn không thể biết chúng sẽ bền trong bao lâu do cơ địa từng người khác nhau”, anh nói.
(Theo Independent)